Trường Tiểu học Thornbury (Thornbury Primary School) là một phần của chương trình thử nghiệm của tiểu bang Victoria trong nổ lực giúp đỡ giáo viên nhận biết và hổ trợ trẻ em bị các vấn đề về sức khỏe tâm thần. (SBS)

 

 

AUSTRALIA - Cuộc khảo sát về sức khỏe tâm thần do Ủy ban Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (National Mental Health Commission) thực hiện cho biết có đến 40% trẻ em và vị thành niên đã bị ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần từ sau đại dịch. Từ các bằng chứng thu được, cuộc khảo sát đã đưa ra các lời khuyên cho phụ huynh và các khuyến nghị tới chính phủ cần có thêm những hỗ trợ cho các chương trình sức khỏe tâm thần trong trường học.

 

Một nhóm trẻ từ sáu đến tám tuổi tại một lớp học nhảy ở Melbourne sau giờ học.

 

Lớp học được mở lại và các em nhỏ này tiếp tục khóa học ngoài giờ yêu thích của mình sau thời gian ngưng trệ vì COVID-19.

"Dạ, em cảm thấy thích khi trở lại lớp học nhảy vì học nhảy giúp em trở nên năng động hơn sau giờ học, giúp em quên đi những bài tập ở trường."


 

"Nó tạo ra một sự khác biệt rất lớn. Chẳng hạn như nếu em có một ngày tồi tệ, thì việc học nhảy giúp giải tỏa mọi cảm xúc và em cảm thấy vui vẻ trở lại vào cuối ngày."

 

 

Quay lại các hoạt động định kỳ sau thời gian đại dịch không phải là điều dễ dàng đối với tất cả trẻ em ở độ tuổi tiểu học.

 

 

Rối loạn lo âu đã khiến một số em trở nên khó khăn trong quá trình chuyển đổi.

 

 

Phó Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Úc là Bác sĩ Danielle McMullen chia sẻ.

 

"Rất may, rối loạn lo âu không ảnh hưởng đến mọi trẻ em. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng vấn đề này đang gia tăng tần suất và điều gì đó cần được xem xét nghiêm túc. Đó là điều mà chúng tôi nghĩ đến trong mỗi lần tham vấn."

 

 

Người điều phối tâm lý học lâm sàng tại Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia Melbourne là Bác sĩ Alice Morgan.

 

 

Gần 11 tháng sau khi thành phố ra khỏi đợt phong tỏa diện rộng lần cùng vào ngày 21 tháng 10 năm 2021, nhóm của cô vẫn có nhiều yêu cầu cần giúp đỡ những trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần.

 

"Chúng tôi thấy một tỷ lệ cao hơn nhiều so với bình thường. Trong thời gian cao điểm của COVID, số lượng bài nói chuyện tư vấn trong các dịch vụ khẩn cấp của chúng tôi tăng gấp ba lần trong đó tập trung rất nhiều các bài thuyết trình về tình trạng nghiêm trọng, lo âu và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác. Dù vậy thì hiện giờ chúng tôi vẫn còn một số lượng lớn danh sách chờ đợi của các bậc phụ huynh đang lo lắng về con cái và mức độ lo lắng của họ về đủ mọi vấn đề."

 

Một chương trình thí điểm về sức khỏe tâm thần ở Victoria đã và đang đào tạo cho nhân viên trường tiểu học về khả năng xác định và hỗ trợ học sinh mắc chứng lo âu.

 

Trường Tiểu học Thornbury ở nội thành Melbourne đã tham gia thí điểm.

 

Người điều phối sức chương trình là Anna Chetwynd nói rằng lo âu có thể xuất hiện theo nhiều cách khác nhau.

"Có khi nó xuất hiện như một cơn đau bụng, có khi nó biểu hiện của việc không muốn ra khỏi nhà. Và đôi khi nó là khóc lóc không chịu đến lớp dù đó là đi do mẹ hay ba đưa đi hay hoặc ông, bà hay một người thân nào khác khi đến giờ phải đến trường."

 

Nhà trường sử dụng phương tiện kiểm tra cảm xúc hàng ngày để theo dõi cảm xúc của học sinh và kịp thời can thiệp nhằm giải tỏa những lo âu cho các em.

"Mọi lo lắng mà bạn có sẽ biến mất với ánh sáng trắng này, nó cuốn đi mọi rắc rối mà bạn có thể mắc phải."

 

Các hoạt động làm dịu các giác quan giúp trẻ sẵn sàng cho việc học.

 

Nhưng lo lắng cũng là một phần của cuộc sống, như Tiến sĩ Alice Morgan chia sẻ.

"Thông thường lo lắng chỉ thực sự được chú ý đến khi nó bắt đầu gây ra vấn đề gì đó. Vì vậy, khi bạn thấy ai đó bắt đầu né tránh mọi thứ hoặc không thể tận hưởng cuộc sống nhiều như trước đây hoặc là biếng ăn hay mất ngủ chẳng hạn thì đó là lúc bạn nên quan tâm nhiều hơn đến họ."

 

Vậy, phụ huynh và gia đình có thể làm gì để giúp một đứa trẻ đang trải qua sự lo lắng có thể vượt qua?

 

Lời khuyên của các chuyên gia đó là nói chuyện với giáo viên của các em hoặc nhân viên phúc lợi của trường là việc cần làm đầu tiên.

 

Sau đó, đi gặp một GP.

 

Bác sĩ Cathy Andronis chủ trì Nhóm quan tâm đặc biệt của Đại học Bác sĩ Đa khoa Hoàng gia Úc về Y học Tâm Thần (Royal Australian College of General Practitioner).

 

Bà nói rằng nhịp sống bận rộn và đại dịch đã làm nảy sinh lo âu phiền muộn.

"Từ trường học cho đến đời sống hàng ngày mỗi nơi đều có rất nhiều những yêu cầu đòi hỏi và kỳ vọng và trẻ em cảm thấy bị hối thúc. Tất cả chúng ta dường như đều vội vã và đòi hỏi những người xung quanh mình cùng guồng theo một nhịp điệu đó khiến mọi người căng thẳng hơn, và khi căng thẳng hơn thì sẽ lo lắng nhiều hơn."

 

Các bác sĩ gia đình G-P sẽ đánh giá sức khỏe chung của một đứa trẻ và hỏi về những gì đang xảy ra trong gia đình.

 

Họ có thể đặt câu hỏi dựa trên một bảng đánh giá mức độ lo lắng. Và từ kết quả thu được họ sẽ giới thiệu trẻ đến bác sĩ nhi khoa hoặc nhà tâm lý.

"Tôi nghĩ một trong những điều quan trọng nhất mà bác sĩ gia đình có thể làm là mang lại hy vọng cho bệnh nhân, cho các em và cho gia đình của họ rằng mọi thứ có thể trở nên tốt hơn."

 

Hy vọng rằng điều đó thúc đẩy sự tự tin, giúp trẻ em lấy lại nhịp sống hàng ngày.