Thứ năm 12 tháng Chín là Ngày Hành động Quốc gia cho R U OK?, là sự kiện từ thiện quảng bá sức khoẻ công cộng, để khuyến khích tất cả các thành viên cộng đồng hãy hỏi thăm gia đình và bạn bè và cũng hỏi nhau “are you okay?” (“bạn ổn không?”), bởi vì một cuộc trò chuyện có thể thay đổi một cuộc đời.

 

 

Thông điệp quảng bá diễn ra trong lúc 72% người Úc báo cáo mức độ đau buồn[1] gia tăng. Nhưng, nghiên cứu của R U OK? phát hiện rằng đa số tuyệt đối (90%) mọi người, những ai thường xuyên được người ta hỏi câu “are you okay?” cảm thấy được hỗ trợ hơn, được gắn kết hơn và được quan tâm hơn trong cộng đồng của mình.

 

 

Katherine Newton, Giám đốc điều hành R U OK?, nói: “Cuộc trò chuyện R U OK? là ? Đó là cơ hội hỏi thăm bạn bè, gia đình và đồng nghiệp để xem tình hình họ ra sao và để thể hiện là quý vị quan tâm tới họ”,

“Nhưng chúng ta cũng biết là sự căng thẳng và việc phải vật lộn với cuộc sống có thể xảy ra bất cứ ngày nào, nên năm nay chúng tôi lấy Ngày Hành động Quốc gia - Ngày R U OK?, - để khuyến khích càng nhiều cộng đồng càng tốt hãy hỏi are you okay, bất cứ ngày nào”,

“Rào cản xã hội và văn hoá có thể làm cho mọi người thấy khó hơn để chia sẻ cảm xúc và hỏi nhờ sự giúp đỡ, do đó mà câu hỏi  'are you okay?' trong cộng đồng quý vị, theo cách của quý vị, có thể khuyến khích mọi người mở lòng và làm cho họ cảm thấy được quan tâm hơn và được lắng nghe hơn”.

 

 

 

 

R U OK? cung cấp tài liệu bằng tiếng Anh và tài liệu dịch miễn phí bằng 15 ngôn ngữ, bao gồm tiếng Ả Rập, tiếng Dari, tiếng Hy Lạp, tiếng Hindi, tiếng Ý, tiếng Hàn, tiếng Pashto, tiếng Ba Tư, tiếng Punjabi, tiếng Trung giản thể, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Tamil, tiếng Trung phồn thể, tiếng Ukraina và tiếng Việt. Những tài liệu này nhằm mục đích giúp các cá nhân nhận ra các dấu hiệu cho thấy ai đó đang gặp khó khăn, bắt đầu cuộc trò chuyện và đưa ra sự hỗ trợ phù hợp.

 

 

Vào địa chỉ trang mạng: https://www.ruok.org.au/more-languages

 

Hãy hỏi “are you okay”? Bất cứ ngày nào bởi vì đời sống đang diễn ra từng ngày.

 

Vào địa chỉ trang mạng ruok.org.au để được lời khuyên và công cụ miễn phí để Hỏi R U OK? Bất cứ ngày nào.

 

Lifeline cung cấp sự hỗ trợ miễn phí và bảo mật cho trường hợp khủng hoảng vào bất cứ giờ nào cả ngày và đêm. Gọi 13 11 14, nhắn tin 0477 13 11 14 hoặc trò chuyện trực tuyến tạilifeline.org.au.
 

 

 

Truy cập Dịch vụ Thông dịch điện thoại tự động (Automated Telephone Interpreting Service ATIS) theo số 1800 131 450

 

 

 

 

 

 

Multicultural media contact: meshal@culper.com.au

 

 

 

Về R U OK?

 

  • R U OK? là một tổ chức từ thiện quảng bá sức khỏe công cộng và khuyến khích mọi người gắn kết một cách có ý nghĩa với bạn bè, gia đình và đồng nghiệpnhững người có thể đang đương đầu với khó khăn trong cuộc sống.  

 

  • Một lý thuyết nổi tiếng về phòng ngừa tự vẫn là của Dr Thomas Joiner[2]Lý thuyết của bác sĩ Joiner mô tả ba động cơ gây tác động lên một người có nguy cơ tự vẫn, một trong các động cơ đó là cảm giác thân thuộc bị suy giảm. Sự thiếu thốn cảm giác thân thuộc này và sự thiếu thốn cảm giác được gắn kết là vấn đề mà tổ chức R U OK? đang hoạt động để ngăn ngừa.

 

  • R U OK? dựa trên các trải nghiệm sống quý báu của người Úc trong việc phát triển toàn bộ cuộc vận động.

 

  • Ngày R U OK? được thành lập vào năm 2009 bởi giám đốc quảng cáo Gavin Larkin là người đã mất cha một cách đau thương vì tự vẫn vào năm 1995. Larkin (ông đã mất vì bệnh ung thư hạch bạch huyết phi-Hodgkin vào năm 2011) muốn các gia đình khác thoát khỏi nỗi đau khổ mà gia đình ông đã phải chịu đựng.

 

  • Kể từ đó, một ý tưởng loé lên đã trở thành một phong trào cộng đồng toàn quốc khuyến khích mọi người đặt câu hỏi một cách chân thành và có cuộc trò chuyện ý nghĩa với những người xung quanh mình, những người có thể đang đương đầu với khó khăn trong đời sống.

 

 

NOTES TO EDITORS:

 

Media kit available at: https://www.ruok.org.au/media-kit      
Password: RUOKmedia 

For more information and to arrange an interview, please Contact Us, using Media as the enquiry type.

 

 

Please note: R U OK? supports the use of the Mindframe guidelines for safe portrayal and communication about suicide and mental ill-health. Please consider these guidelines when communicating on these topics.

 

 

 

 [2] Joiner, T.E. (2007) Why People Die by Suicide. ( sao người ta tự vẫn). Nhà xuất bản Đại học Harvard. USA.

 

 

(BBT Danviet)

 

 

 

Twitter @CPerspectives

www.culper.com.au