Thủ hiến tiểu bang NSW, Gladys Berejiklian, và một thông ngôn viên đang thông dịch ra ngôn ngữ Auslan. Nguồn: AAP

 

 

 

Việc xuất hiện của những phiên dịch viên Auslan chuyển ngữ từ tiếng nói sang ký hiệụ tại các cuộc họp báo và điều tra dân số quốc gia đã hỗ trợ đáng kể cho những người người khiếm thính Úc. Tuy vậy vẫn còn những quan niệm sai lầm và những rào cản trong cộng đồng rộng lớn khiến nhiều người vẫn chưa cảm thấy mình được hòa nhập một cách đầy đủ.

 

 

Là một thành viên của cộng đồng người khiếm thính, Olivia Beasley đôi khi bị phân biệt đối xử trên mạng.

 

 

Một người dùng Twitter đã nói viết bình luận trên bài đăng của cô ủng hộ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu của Úc và các thông dịch viên Auslan cho các cuộc họp báo trên truyền hình rằng "đeo máy trợ thính" vô.

 

Thông dịch viên của Olivia là Sarah, đã đọc giúp cô trong phỏng vấn với đài SBS.

 

“Tôi nghĩ việc được yêu cầu đeo máy trợ thính thực sự chỉ khiến tôi bị dội lại một chút, bởi vì điều đó có nghĩa là có những người trong cộng đồng rộng lớn đã không hiểu chúng tôi cũng cần được nghe và lắng nghe như mọi người."

 

 

 Các công nghệ mới, như máy trợ thính hoặc cấy ghép Cochlear, được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người khiếm thính để cải thiện thính giác.

 

 

Nhưng Olivia nói rằng đó chỉ là một điển hình về việc người khiếm thính phải tự thích nghi và trang bị để có thể dễ dàng hơn cho cộng đồng rộng lớn thay vì cộng đồng rộng lớn thích nghi với họ.

 

“Quan niệm sai lầm phổ biến từ cộng đồng chính là tất cả những người bị điếc, đều có mức độ điếc như nhau và máy trợ thính hoạt động hoàn toàn giống nhau đối với tất cả mọi người - điều này không phải vậy. Mọi người đều sử dụng máy trợ thính và cấy ghép cocklear ốc tai theo những cách khác nhau. Một số người sử dụng máy trợ thính vì tiếng ồn từ môi trường như máy bay hoặc xe cứu thương, hoặc vì lý do an toàn. Một số người sử dụng máy trợ thính để trao đổi liên lạc, một số người thì không.”

 

 

Nicky Long là CEO của tổ chức từ thiện phi lợi nhuận Expression Australia, phục vụ cộng đồng người khiếm thính của Úc.

 

 

Cô ấy nói rằng các thiết bị công nghệ thì không thể thay thế bù đắp hoàn toàn cảm giác mình là một phần của hoạt động xã hội như các ngôn ngữ Auslan có thể chia sẻ.

 

"Từ nhỏ bạn lớn lên với một ốc tai điện tử cấy ghép và tai bạn, có thể bạn cảm thấy mình hòa nhập với cộng đồng có thể không. Và nhiều đứa trẻ sau này lớn lên phát hiện ra cộng đồng người khiếm thính và muốn học ngôn ngữ ký hiệu Auslan. Các em ấy nói "Tôi không muốn Ốc tai điện tử cấy ghép vào tôi. ' Hoặc 'Tôi muốn Ốc tai điện tử cấy ghép vào khi tôi muốn sử dụng.' Vì vậy, họ lựa chọn đôi khi sống ở cả hai thế giới và cả hai cộng đồng"

 

 

Hơn 3,6 triệu người Úc bị điếc hoặc khiếm thính.

 

 

Và nhiều người chọn giao tiếp bằng tiếng Auslan - ngôn ngữ ký hiệu của cộng đồng người khiếm thính Úc.

 

"Tôi có một cuộc sống giàu có toàn diện. Auslan đã cho tôi một ngôn ngữ. Auslan đã cho tôi khả năng nói chuyện với mọi người, với một ngôn ngữ đẹp. Và với việc cung cấp thông dịch viên và các thông tin khác bằng ngôn ngữ Auslan là cách tôi tiếp cận với thế giới."

 

 

Các ngôn ngữ ký hiệu có sự khác biệt về văn hóa và cộng đồng từ  phạm vi quốc gia đến quốc tế.

 

 

Auslan có lịch sử hình thành từ những người Châu âu đầu tiên đến Úc.

 

 

Là con gái của bố mẹ khiếm thính, Olivia may mắn được lớn lên cùng Auslan, tức cô có một gia đình cùng trong một văn hóa khiếm thính chứ không như nhiều đứa trẻ khiếm thính khác là đơn độc trong gia đình gồm những người không khiếm thính.

 

“Do bố mẹ tôi sử dụng Auslan, tôi có thể hiểu tất cả những gì họ trao đổi với tôi. Chúng tôi có một cuộc sống bình thường, chúng tôi có thể thảo luận quanh bàn ăn về các chủ đề khác nhau, vì vậy tôi thực sự cảm thấy rằng cuộc sống của mình may mắn nhờ những cách như vậy." 

 

 

Cộng đồng người khiếm thính hoan nghênh  những thay đổi mang tính toàn diện hơn nhìn thấy trong cuộc Điều tra dân số Úc năm nay, như là cung cấp hơn 60 video có thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu Auslan.

 

 

Và sự hiện diện của phiên dịch viên Auslan tại các cuộc họp báo quan trọng, bao gồm cả những cuộc họp báo trong trận cháy rừng Mùa hè đen và gần đây là COVID-19, đã giúp cộng đồng người khiếm thính tiếp cận nhanh chóng với thông tin một cách đáng kể.

 

“Chủ nhật tuần trước là thông báo về lộ trình của chính phủ Victoria. Nếu điều đó không được diễn giải, chúng tôi phải truy cập thông tin đó qua sự thông dịch do thông tin bằng tiếng Anh mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ mẹ đẻ của tôi - vì vậy sẽ mất một khoảng thời gian để có một bản dịch. Và như vậy có nghĩa là chúng tôi sẽ nhận được thông tin đó chậm hơn mọi người. Vì vậy, có thể truy cập thông tin bằng ngôn ngữ của mình theo tôi là tuyệt vời."

 

 

Tuần lễ quốc gia về người khiếm thính diễn ra từ ngày 20 đến ngày 26 tháng 9 để tôn vinh cộng đồng người khiếm thính.

 

 

Olivia, người cũng làm việc tại Expression Australia với tư cách là Giám đốc Gắn kết Cộng đồng, cho biết có rất nhiều thành tích đáng để ăn mừng nhưng vẫn còn nhiều rào cản để đấu tranh.

 

 

Cô cho biết nhiều người trong cộng đồng người khiếm thính nói về cung và cầu thông dịch viên trong lực lượng lao động.

 

“Người khiếm thính có thể học đại học, điều mà trước đây họ không thể làm được, họ có thể làm việc và được thăng chức. Vì vậy, để làm được điều đó, bạn cần một thông dịch viên để tiếp cận những gì đang diễn ra tại nơi làm việc. Việc thiếu thông dịch viên là một rào cản đối với khả năng tiếp cận thông tin, tiếp cận công việc và các lĩnh vực khác như mọi người." 

 

 

Nicky Long nói rằng sự trợ giúp cần phải bắt đầu trong lớp học.

 

“Có một số ví dụ tuyệt vời ngay trong đất nước của chúng ta về cách trường học được thiết lập rất tốt với những giáo viên được đào tạo về giao tiếp và làm việc với người khiếm thính. Nhiều người trong số họ nói sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ ký hiệu Auslan, hiểu biết về văn hóa của cộng đồng người khiếm thính và họ là những người hỗ trợ tuyệt vời cho trẻ khiếm thính."

 

 

 

Cô ấy nói khuyết tật là một trong nhiều sự dạng đa dạng của cuộc sống, và một xã hội hòa nhập là xã hội không rào cản với những sự khác biệt.

 

“Góc nhìn của tôi, so với góc nhìn của bạn, so với góc nhìn của người khiếm thính về thế giới, tạo nên một góc nhìn toàn diện. Vì vậy, mỗi người trong chúng ta đều có một cái nhìn, một trải nghiệm, nhìn mọi thứ qua một lăng kính khác nhau."