Những người biểu tình ở thủ đô Canberra (SBS). Nguồn: SBS

 

AUSTRALIA - Những người Úc gốc Armenia đến thủ đô Canberra từ khắp nơi trên đất nước, để lên tiếng về một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra, sau khi hơn một trăm ngàn người Armenia, đã chạy trốn khỏi khu vực Nagorno-Karabakh.

 

Một phái đoàn Liên Hiệp Quốc đã đến Nagorno-Karabakh, nơi được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan, sau khi quân đội nước này tiếp quản lãnh thổ. Hơn 100 ngàn người Armenia đã chạy trốn khỏi khu vực kể từ khi quân đội đến, sau những lo ngại rằng cuộc thanh lọc sắc tộc sẽ diễn ra, điều mà Azerbaijan đã phủ nhận. Được biết hàng trăm người Úc gốc Armenia đã đến thủ đô Úc, kêu gọi Chính phủ Liên bang cung cấp hỗ trợ nhân đạo.

 

Đây là khu vực được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan, nhưng có một dân số lớn lao của người Armenia trong lịch sử, mà nó được gọi là Artsahk, một nhà nước ly khai không được Liên Hiệp Quốc công nhận.

 

Sau một chiến dịch quân sự ngắn ngủi chỉ trong 2 ngày của Azerbaijan vào tháng trước, các nhà lãnh đạo sắc tộc Armenia đã buộc phải đầu hàng và giải tán các lực lượng vũ trang.

 

Tuy nhiên cảnh báo của các nhà lãnh đạo sắc tộc Armenia rằng, việc thanh lọc sắc tộc sẽ diễn ra, một điều bị Azerbaijan phủ nhận, nhưng đã dẫn đến một cuộc di cư hàng loạt.

 

Giám đốc điều hành của Ủy ban Quốc gia Armenia tại Úc, là ông Vache Kahramanian, nói rằng những diễn biến mới nhất đã xảy ra gần nhà của ông.

 

Vache Kahramanian nói “Cộng đồng người Úc gốc Armenia sẽ có một số người mà họ biết, cho dù người đó trong gia đình, người thân, hay những người bạn khác trên mặt đất, đang trải qua cuộc khủng hoảng nhân đạo này".

"Thật đau khổ và thật đáng buồn, nhưng chúng ta cần phải kiên quyết lên tiếng về sự xâm lược, để buộc các quốc gia phải chịu trách nhiệm, đó là lý do tại sao chúng ta có mặt ở đây tại Canberra và đoàn kết như một cộng đồng".

 

Trong khi đó, một người biểu tình, tên Olivia Dilanchian, nói rằng người Úc gốc Armenia ‘đau lòng’, khi thấy người Armenia rời khỏi một khu vực mà họ có chung mối liên hệ lịch sử lâu dài.

Olivia Dilanchian nói “Cảm giác thật khủng khiếp, khi những vùng đất mà tôi đang đứng và đã nhìn thấy người Armenia ở đó hàng trăm năm, rồi bị đẩy ra khỏi vùng đất, bị đẩy ra khỏi nhà của họ, bạn sẽ cảm thấy thế nào?".

"Tôi sẽ cảm thấy ra sao, nếu tôi phải rời đi ngay bây giờ mà không có gì ngoài quần áo trên người và không bao giờ trở lại?".

"Thật đau lòng và tôi đang làm mọi thứ, từ phía bên này của thế giới".

 

Được biết có gần 120 ngàn người Armenia và gần như toàn bộ dân số, đã chạy trốn khỏi Nagorno-Karabakh, sau khi Azerbaijan nắm quyền kiểm soát quân sự đối với lãnh thổ này, với hàng ngàn người chạy trốn đến Goris ở miền Nam Armenia.

 

Người phụ nữ này nói rằng, gia đình bà phải đối mặt với một cuộc hành trình nguy hiểm vào Armenia dọc theo hành lang Lachin, con đường duy nhất nối Nagorno-Karabakh với đất nước này.

"Chúng tôi đã đi trên đường trong 26 đến 29 giờ, có rất nhiều xe cộ và rất khó để đến đây".

"Mẹ tôi bị bệnh, còn anh trai tôi có con và cháu nhỏ, thật hết sức khó khăn".

 

Trong khi đó một phái đoàn Liên Hiệp Quốc, vốn là phái đoàn đầu tiên đến khu vực trong ba thập niên, đã đến vào Chủ nhật 1 tháng 10, và mô tả cuộc khủng hoảng đang diễn ra, là một tình hình địa chính trị phức tạp và tế nhị.

 

Nhân viên phụ trách về an ninh của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn là bà Angela Moore nói rằng, các tổ chức cứu trợ tại chỗ đang làm hết sức mình.

 

Bà Angela Moore nói "Mọi người đến đây đều bị kiệt sức, sau khi bỏ lại tất cả đồ đạc và nhà cửa của họ".

"Người dân đang rất cần đủ mọi thứ và U-N-H-C-R có mặt tại đây, kể từ những ngày đầu tiên của trường hợp khẩn cấp, khi cung cấp hỗ trợ dưới dạng giường, nệm và loại giường có thể gập lại".

"Chúng tôi có xe tải đến và sẽ tiếp tục cung cấp viện trợ cho những người cần nhất".

 

 

Trong khi đó chính phủ Azerbaijan tiếp tục bác bỏ chuyện thanh lọc sắc tộc và nói rằng, họ sẽ duy trì các quyền của người sắc tộc Armenia trong khu vực, sau khi quân đội tiếp quản.

 

Với một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang diễn ra ở quê hương của họ, người Úc gốc Armenia đã đến thủ đô Úc, để thông điệp của họ được lắng nghe.

 

Ông Kahramanian nói rằng, ông hy vọng công chúng và chính phủ Úc sẽ có hành động, bằng cách cung cấp viện trợ cho người Armenia bị ảnh hưởng.

Ông nói "Chúng tôi chán ngấy, khi nghe những lo lắng và sự cảm thông, đã khiến 120 ngàn người bị buộc phải di dời khỏi quê hương của họ".

"Những gì nước Úc cần làm, là tham gia cùng các đồng minh quốc tế trong việc quyên góp viện trợ nhân đạo cho người dân tại chỗ".

 

Trong một tuyên bố với SBS News, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc cho biết ,bộ này quan ngại sâu sắc và theo dõi chặt chẽ tình hình nhân đạo đang diễn ra.

 

Ngoại trưởng Penny Wong đã công khai kêu gọi Azerbaijan, chấm dứt leo thang quân sự và khuyến khích đối thoại cũng như cam kết của tất cả các bên, cho một nền hòa bình công bằng và lâu dài.

 

Người biểu tình tên là Houry Mayissian nói rằng, đối với người Úc gốc Armenia thì lời nói là không đủ.

Houry Mayissian nói "Chúng tôi không chỉ muốn lời nói suông mà muốn hành động, chúng tôi muốn chính phủ Úc cũng như các đại diện của chúng tôi với tư cách là người Úc gốc Armenia, hãy đứng lên vì chúng tôi".