Thủ tướng Scott Morrison trong cuộc họp báo tại Tòa nhà Quốc hội vào ngày 22 tháng 3 năm 2020 ở Canberra, Úc (Ảnh của Sam Mooy / Getty Images)

 

 

 

Các chính trị gia Úc đã bán “giấc mơ” về than trong nhiều năm, nhưng đó là giấc mơ sắp bị vùi dập, khi nhập khẩu than của Trung Quốc đã yếu đi trong năm nay. Liệu căng thẳng chính trị khiến Canberra phải nhận “đòn sát thương” từ Bắc Kinh, hay đây chính là “cơ hội thoát hiểm”?

 

 

Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham ngày 13/10 cho biết ông đã yêu cầu Trung Quốc làm rõ liệu Bắc Kinh có áp đặt lệnh cấm nhập khẩu than Úc như truyền thông đưa tin hay không.

 

 

Đòn trả đũa mang tính ‘sát thương’ của Bắc Kinh

Ban đầu điều này được cho là do virus Corona Vũ Hán, nhưng khi nền kinh tế Trung Quốc đã phục hồi tăng trưởng - và chắc chắn là tăng trưởng trong các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng - thì việc nhập khẩu than đã giảm mạnh từ tất cả các quốc gia, không chỉ riêng Úc. 

 

 

Xuất khẩu của Indonesia đã giảm 37% vào tháng 9/2020 so với cùng kỳ năm ngoái. Các tuyên bố công khai từ Trung Quốc thúc đẩy thông tin rằng Úc đang bị trừng phạt vì thái độ “không biết nghe lời” và “gây hấn” trong ngoại giao (liên quan đến việc điều tra nguồn gốc dịch viêm phổi Vũ Hán).

Một tờ báo chuyên về kinh tế dẫn lời các nguồn tin tiết lộ rằng chính quyền Trung Quốc "thông báo bằng miệng" cho các doanh nghiệp nhà nước, yêu cầu họ ngừng nhập khẩu than Úc.

 

 

Lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc có thể tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Úc vốn phụ thuộc tài nguyên và đang rơi vào tình trạng suy thoái đầu tiên trong gần 30 năm qua, theo AFP. Hằng năm ngành xuất khẩu than mang đến cho nền kinh tế Úc khoảng 10 tỷ USD.

 

 

Đây cũng là diễn biến mới nhất trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Úc và Trung Quốc.

 

 

Một số doanh nghiệp và cảng của Trung Quốc đã tạm ngừng hoạt động liên quan đến việc nhập khẩu than của Úc. Trung Quốc là nước nhập khẩu than đá nhiều nhất của Úc – chiếm 27% lượng than luyện kim và 20% lượng than nhiệt của nước này. Trong năm 2019, than đá là mặt hàng xuất khẩu lớn thứ 2 của Úc sau quặng sắt, đạt trị giá hơn 39,5 tỷ USD. 

 

 

 

Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham ngày 13/10 cho biết ông đã yêu cầu Trung Quốc làm rõ liệu Bắc Kinh có áp đặt lệnh cấm nhập khẩu than Úc như truyền thông đưa tin hay không (Ảnh: flickr)

 

 

 

Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, kể từ tháng 9/2020, Trung Quốc bắt đầu giảm lượng than nhập khẩu. Các lô hàng từ Úc đã giảm mạnh, các lô hàng than từ Indonesia giảm vừa phải. Reuters trích lời của các nhà phân tích lưu ý rằng, trong năm 2020, nhập khẩu than của Trung Quốc sẽ giảm một phần tư so với năm ngoái, xuống còn khoảng 80 triệu tấn.

 

 

Canberra vững vàng ‘vượt bão’?

Là một nước xuất khẩu năng lượng lớn, điều này hiện nay có ý nghĩa rất lớn đối với Úc. 

 

 

Bình luận thông tin về việc Trung Quốc hạn chế nhập khẩu than Úc, Bộ trưởng Thương mại Úc Simon Birmingham cho biết, ông đã có các cuộc thảo luận với cộng đồng doanh nghiệp ngành than của Úc và đang tiếp cận với nhà chức trách Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao.

 

 

Về phần mình, Thủ tướng Scott Morrison lưu ý rằng, việc Trung Quốc thắt chặt hạn ngạch nhập khẩu than không có gì lạ. Ông coi đây chỉ là một nỗ lực để cân bằng cung và cầu trên thị trường nội địa Trung Quốc. 

 

 

Các kế hoạch tăng trưởng “tự cung tự cấp” của Trung Quốc sẽ làm giảm nhu cầu năng lượng của họ, cho phép các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân và thúc đẩy năng lực cung cấp than địa phương và dịch vụ hậu cần, điều này sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu năng lượng, đặc biệt là than. 

 

 

Úc không có ý định coi lệnh cấm của Trung Quốc là một đòn mạnh vào quan hệ thượng mại song phương cũng như nền kinh tế của mình. Thực tế này tuy khó khăn, nhưng là một động lực khiến Úc phải nỗ lực tính toán bài toán kinh tế cho riêng mình. 

 

 

Những kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ tôn trọng các hiệp định thương mại không phải là một chiến lược hiệu quả.

 

 

Để đạt được mục tiêu đó, chính quyền Úc cần bắt đầu thảo luận về cách tốt nhất để cho phép cộng đồng và công nhân trong ngành than đương đầu với quá trình chuyển đổi này. 

 

 

Tương tự, đối với lĩnh vực than đá cũng có nguy cơ trở thành một "bất ngờ khó chịu" khác, nhưng Canberra đang cố gắng để không bị bất ngờ lần nữa. Các ngành như sữa bột, công nghiệp sắt và bôxit cũng cần chuẩn bị bước “thoát hiểm”.

(Theo ntdvn.com)