NEWCASTLE, ÚC - NGÀY 1 THÁNG MƯỜI HAI: Một người phụ nữ sử dụng điện thoại thông minh của mình vào ngày 01 tháng Mười hai năm 2024 tại Newcastle, Úc. Úc gần đây đã ban hành một đạo luật mang tính đột phá cấm những cá nhân dưới 16 tuổi truy cập vào các nền tảng truyền thông xã hội, đánh dấu một trong những quy định nghiêm ngặt nhất trên toàn cầu. Đạo luật này, quy định các công ty truyền thông xã hội phải chịu trách nhiệm thực thi lệnh cấm với mức phạt tiềm tàng lên tới 50 triệu Úc kim, nhằm bảo vệ người dùng trẻ khỏi những mối nguy hiểm trực tuyến như bắt nạt và bóc lột, phản ánh sự thay đổi đáng kể trong cách các chính phủ giải quyết vấn đề an toàn cho thanh thiếu niên trong thời đại kỹ thuật số. (Ảnh của Roni Bintang/Getty Images). Ảnh: Roni Bintang/Getty Images

 

 

AUSTRALIA - Việc sử dụng Internet đang ngày càng tăng ở các cộng đồng người bản địa ở vùng xa xôi, nhưng chi phí vẫn là rào cản. Theo nghiên cứu mới từ Đại học RMIT, cộng đồng vẫn còn nhiều điều phải làm để giảm khoảng cách kỹ thuật số.

 

Internet đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội, cho phép truy cập tài khoản ngân hàng, đăng nhập vào các dịch vụ của chính phủ hoặc thậm chí cập nhật về tình hình của bạn bè và gia đình.

 

Nhưng việc tiếp cận dịch vụ này vẫn chưa phổ biến ở Úc.

 

Nghiên cứu mới do Đại học R-M-I-T thực hiện đã phát hiện ra rằng mặc dù có một số cải thiện về khả năng tiếp cận, chi phí vẫn là rào cản lớn đối với việc phổ cập kỹ thuật số rộng rãi hơn.

 

Giáo sư Lyndon Ormond-Parker của R-M-I-T là thành viên Nhóm cố vấn kỹ thuật số của người bản địa và là Nghiên cứu viên chính của nghiên cứu này.

"Một số thách thức lớn nhất là về khả năng chi trả cho dịch vụ. Vì vậy, khả năng lắp đặt chảo vệ tinh trong nhà của bạn. Nơi bạn sống trong một cộng đồng có thể làm bạn không sài được thẻ tín dụng, truy cập vào các giấy tờ tùy thân mà bạn sẽ cần mà phải thông qua dịch vụ internet riêng của nhà bạn. Vì vậy, do đó, bạn đang dựa vào các dịch vụ trả trước."

 

Trong suốt ba năm, các nhà nghiên cứu đã đến thăm mười hai cộng đồng ở những nơi xa xôi với những dân số khác nhau.

 

Họ quan sát thấy số người sử dụng Internet tăng 12 phần trăm và số người dùng Internet thường xuyên tăng khoảng 19 phần trăm.

 

Mặc dù kết quả đáng chú ý, nhưng vẫn còn một vấn đề lớn về cơ sở hạ tầng..

 

Tiến sĩ Daniel Featherstone, nghiên cứu viên cao cấp tại Đại học RMIT, giải thích “Thách thức phần lớn phụ thuộc vào sự đồng đầu tư của các công ty viễn thông, của ngành công nghiệp, và ở những nơi có dân số rất ít và những khu vực rất xa xôi không có cơ sở hạ tầng mạng cáp quang, việc triển khai đến những cộng đồng đó sẽ tốn kém hơn nhiều và không có lợi nhuận đầu tư.”

 

Bà Lauren Ganley, giám đốc Chiến lược và Hợp tác của Người bản xứ tại Telstra, đơn vị đã hỗ trợ tài trợ cho nghiên cứu, cho biết thách thức còn vượt xa hơn thế nữa.

 

"Do đó, việc xây dựng rất tốn kém, và việc phụ thuộc vào điện ở những cộng đồng xa xôi hoặc bất kỳ nơi nào xa xôi nào ở Úc là một vấn đề nữa. Do đó, mất điện là một rào cản lớn đối với khả năng kết nối, phụ thuộc rất nhiều vào nguồn điện."

 

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng 99 phần trăm người dùng điện thoại di động dựa vào hình thức nạp tiền trả trước, trong khi thu nhập thấp và không ổn định hạn chế việc họ sử dụng các gói cước hàng tháng có giá trị tốt hơn.

 

Bà Ganley nói tiếp, "Mọi người thích điều đó vì họ kiểm soát được thời điểm và cách chi tiêu thu nhập của mình. Vì vậy, tôi nghĩ đó là lý do chính, rằng nó liên quan đến việc kiểm soát quyền truy cập internet của chính mình."

 

Các nhà cung cấp đang triển khai các gói cước trả trước mới, rẻ hơn ở những khu vực đó.

 

Mục tiêu là thực hiện gói mà họ thích thay vì khuyến khích mọi người sài gói mới nhất.

 

Mặc dù vậy, có vẻ như việc mấy nhà cung cấp giá cả không phải là vấn đề duy nhất cần giải quyết để tăng khả năng kết nối trong những cộng đồng này.

 

Sau khi cung cấp cho mọi người quyền truy cập Internet, họ cũng phải có những kỹ năng cần thiết để sử dụng nó.

 

Giáo sư Ormond-Parker giải thích.

"Điều rất quan trọng là mọi người phải có trình độ hiểu biết về kỹ thuật số ở mức độ hợp lý. Để họ có thể lên mạng và truy cập các dịch vụ của chính phủ, cho dù đó là truy cập Medicare, truy cập Centrelink, truy cập vào trang web của sở thuế hay khai thuế. Tất cả các dịch vụ thiết yếu này, mà người Úc phải tham gia, đều có thể được những người sống ở các cộng đồng xa xôi tiếp cận"

 

Tuy nhiên, Jessa Rogers, Phó Giáo sư tại Đại học Melbourne, cho biết đây không phải là khía cạnh duy nhất của kiến thức số cần được giải quyết.

"Tôi nghĩ rằng rất nhiều người bản địa có khả năng sử dụng công nghệ kỹ thuật số, họ có thể điều hướng những thứ như email, trang web và những thứ họ muốn làm trực tuyến. Vấn đề là sự hiểu biết tác động của việc chọn dịch vụ trả trước, thay vì trả sau, hoặc hiểu bao nhiêu dữ liệu trên mỗi gói khác nhau, hoặc biết loại modem phần cứng nào khác họ sài trong nhà có thể làm chậm kết nối của họ. Có một vấn đề mới nổi về kiến thức kết nối, không phải là khả năng thực hiện mọi thứ trực tuyến, mà thực sự biết cách mua hoặc sài các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của bạn."

 

Bà Jessa Rogers nói rằng điều này cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của chính phủ.

“Nhiều người đang làm rất tốt, nhưng tôi nghĩ rằng chính phủ và những bên khác nên đầu tư vào nghiên cứu rộng rãi trên khắp nước Úc, chứ không chỉ dựa vào một cuộc khảo sát, một thử nghiệm hoặc một tổ chức để thực hiện phần lớn của việc này.”

 

 

Tuy có mấy rào cản, người bản địa đang tạo ra cộng đồng trực tuyến của riêng họ, Giáo sư Ormond-Parker nói, "Chúng tôi đã thấy sự đổi mới trong các cộng đồng xa xôi, nơi mọi người đang thu hút những người trẻ tuổi nói riêng và đang tham gia vào phương tiện truyền thông xã hội. Họ đang tham gia vào việc sản xuất các thứ văn hóa của riêng họ. Và, ví dụ, làm video và câu chuyện, đưa chúng lên mạng, chia sẻ chúng. Chúng tôi đã thấy sự gia tăng trong việc sử dụng Facebook như một hình thức nhận dịch vụ tin tức và thông tin trong ba năm qua như một phần của dự án và báo cáo này."

 

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải cải thiện để thu hẹp khoảng cách số.

 

Giáo sư Ormond-Parker nói tiếp, "Vẫn còn một chặng đường dài phía trước, nhưng chúng ta đang dần đạt được tiến triển, nhưng chúng ta cần thu hẹp khoảng cách số để người dân thổ dân và eo biển Torres có thể đưa ra quyết định sáng suốt về cuộc sống của họ và trực tuyến một cách an toàn."