Bộ trưởng Bộ Di trú, Andrew Giles. Nguồn: AAP / Lukas Coch

 

 

 

AUSTRALIA - Phán quyết này là một chiến thắng của chính phủ và nó cũng mang một thông điệp ngầm đối với những người đang bị giam giữ đối mặt với việc bị trục xuất và được xem đó là vô nhân đạo như một số người khác mô tả.

 

Tòa án Tối cao đã bác bỏ cáo buộc của một người đàn ông Iran 37 tuổi, người nói rằng ông ta đang bị giam giữ bất hợp pháp và ông ta cũng từ chối việc trục xuất trở về Iran.

 

Người đàn ông này được biết với bí danh ASF17, là người lưỡng tính, theo đạo Thiên chúa và Faili Kurd. Ông ta nói rằng ông ta không thể quay lại Iran.

 

Và vì ông ta từ chối bị trục xuất trở về nên chính phủ Úc cũng không thể trục xuất người ông ta, do chính sách lâu nay ở Iran là không chấp nhận trục xuất bắt buộc vào nước này trừ khi người bị trục xuất thuận ý quay về.

 

Hiện Tòa án Tối cao chỉ ra rằng việc ông từ chối hợp tác với lệnh trục xuất có nghĩa là chính phủ có quyền tiếp tục giam giữ ông ta.

 

Tổng trưởng Di trú Andrew Giles nói rằng phán quyết này là một thắng lợi cho chính phủ.

"Giờ đây, lúc này Tòa án Tối cao đã đưa ra một quyết định mà trong đó tất cả các thành viên của tòa án đã nhất trí đồng ý rằng một người không phải là công dân không có quyền ở lại đất nước này và khi người đó không hợp tác với việc trục xuất thì họ có thể ở lại trong trại giam nhập cư cho đến khi chúng tôi trực xuất họ. Chính phủ hoan nghênh quyết định này của tòa án, bởi vì chúng tôi luôn giữ quan điểm này."

 

Phán quyết này được đưa ra ba tuần sau khi các luật sư của ASF17 lập luận rằng việc giam giữ anh ta là vi phạm hiến pháp vì không thể đoán trước được việc này sẽ kết thúc như thế nào.

 

 

Ông ấy nói nếu trở về Iran, ông ấy sẽ phải đối mặt với sự đàn áp vì niềm tin tôn giáo, giới tính của mình và vì đã lên tiếng ủng hộ quyền phụ nữ đi ngược lại với chính quyền Iran.

 

 

Các luật sư của ông lập luận rằng để giải quyết vấn đề thì cần một trong ba điều xảy ra: Một là chính sách của Chính phủ Úc sẽ phải thay đổi, hai là chính sách của chính phủ Iran sẽ phải thay đổi, còn nếu không thì ASF17 sẽ phải thay đổi quan điểm của mình.

 

Họ lập luận rằng khả năng xảy ra ba điều đó gần như bằng 0, do đó khả năng anh ta bị trục xuất là rất thấp.

 

Vì vậy, các luật sư cho rằng việc giam giữ được coi là hành vi trừng phạt, trái với hiến pháp.

 

Phát ngôn nhân bộ phận nhập cư của Đảng Xanh, David Shoebridge, nói rằng quyết định này là vô nhân đạo.

"Quyết định của Tòa án Tối cao này là một cú đấm thực sự đối với những người trong chúng ta, những người đang hy vọng vào một hệ thống nhân đạo hơn trong việc xử lý những trường hợp xin tị nạn - những người đang tiếp tục lo sợ bị đàn áp và bị giam giữ vô thời hạn trong trại giam nhập cư. Đó là một ngày khó khăn cho các cá nhân và gia đình có liên quan nhưng đây cũng là một ngày khó khăn đối với tình cảm đạo đức trong hệ thống giam giữ và tị nạn nhập cư của chúng ta."

 

Kết luận xác định rằng việc giam giữ người nhập cư vô thời hạn là hợp pháp nếu người không phải là công dân bị trục xuất từ chối hợp tác và việc từ chối hợp tác của họ đã cản trở nỗ lực trục xuất của chính phủ Úc.

 

Các thẩm phán đã phán quyết rằng người đàn ông ASF17, có thể bị trục xuất về Iran nếu ông ta hợp tác và do đó tuyên bố rằng việc giam giữ ông ta là do ông ta tự nguyện.

 

Luật sư nhân quyền và Giám đốc điều hành của Pháp lý Người tị nạn David Manne cho biết phán quyết này làm dấy lên mối lo ngại về việc ai được coi là gặp nguy hiểm thực sự nếu họ bị trục xuất.

"Mối lo ngại thực sự đó là những người trong tình huống đó, thực tế cơ bản là đối với nhiều người trong số họ - và có thể là là tất cả, theo dự đoán là có khoảng 150 đến 200 người bị giam giữ vô thời hạn ở Úc nằm trong những trường hợp đó - mối quan tâm cơ bản vẫn là về việc tước đoạt quyền tự do của họ, và đối với một số người trong số đó, mối quan tâm ở đây là liệu họ có thực sự lo sợ bị đàn áp ở quê nhà hay không, điều này vẫn cần được đánh giá lại "

 

Vụ án này là phần mở rộng của vụ án NZYQ năm ngoái, về việc một nhóm người được thả ra vì họ bị giam giữ không vì mục đích trục xuất, và lý do không bị trục xuất vì không có nơi nào để trục xuất họ.

 

 

Chính phủ phải đối mặt với làn sóng chỉ trích từ phe đối lập sau kết quả của vụ án NZYQ, khiến khoảng 150 người bị giam giữ được thả ra cộng đồng.

 

 

Phán quyết mới tuân theo khuyến nghị của ủy ban quốc hội vào hôm 08/05 rằng chính phủ thông qua dự luật gây tranh cãi đe dọa bỏ tù những người không phải là công dân nếu họ không hợp tác trong việc trục xuất.

 

 

Bất chấp bằng chứng rõ ràng và hàng trăm đệ trình chống lại dự luật trục xuất, Anthony Albanese vẫn đang kêu gọi thượng viện thúc đẩy dự luật này.

"Vâng, thông điệp của tôi gửi tới Thượng viện là hãy tiếp tục. Thông điệp của tôi là chính phủ của tôi đã phải giải quyết các quyết định của tòa án."

 

 

Dự luật bao gồm các mức án tối thiểu bắt buộc là một năm tù đối với những người không phải là công dân từ chối tuân thủ việc trục xuất họ.

 

Nó cũng viện dẫn quyền đưa vào danh sách đen các quốc gia từ chối chấp nhận việc trục xuất không tự nguyện, như trường hợp của Iran để xem xét khi đơn sự nộp đơn xin thị thực mới.

 

 

Ông Manne nói rằng dự luật trục xuất là nguy hiểm và tàn nhẫn.

"Nó sai sót cơ bản đến mức không thể sửa chữa được và phải bị Thượng viện bác bỏ hoàn toàn, đó là điều trước tiên. Và xét theo phán quyết này, rõ ràng có liên quan đến dự luật trục xuất, liên quan trực tiếp, nó thêm vào một trường hợp để từ bỏ dự luật này."

 

Tổng trưởng Di trú Andrew Giles cho biết chính phủ sẽ đưa ra dự luật được đề xuất.

"Nó đưa ra điều mà Tòa án Tối cao đã thực sự nói đến ngày hôm nay, nghĩa vụ đối với một cá nhân không có quyền ở lại đất nước này phải hợp tác với việc trục xuất họ. Đó là một lỗ hổng mà ông Dutton và nhóm của ông phải hợp tác với chúng tôi để thu hẹp khoảng cách đã tồn tại quá lâu. Đó là một giải pháp hợp lý cho một vấn đề thực sự."

 

Nhưng David Shoebridge cũng nói rằng phán quyết này làm suy yếu dự luật do chính phủ Đảng Lao động đề ra.

"Với việc Tòa án Tối cao hiện cho phép chính phủ Albanese tiếp tục giam giữ những người vô thời hạn, với một số hạn chế. Hiện tại, không có cơ sở nào để Lao động tiếp tục với các quyền bổ sung của họ nhằm hình sự hóa những người như thế này, và tạo ra những quyền lực thần thánh mới cho Tổng trưởng Nhập cư."

 

 

Lãnh đạo Đảng Xanh Liên bang Adam Bandt đồng ý rằng hiện tại không có lý do gì để Đảng Lao động tiếp tục thực hiện dự luật.

"Dự luật mà Lao động để ra đã vi phạm các nguyên tắc cơ bản về đạo đức của con người và sẽ khiến mọi người có nguy cơ bị ngược đãi và tử vong. Rõ ràng là không cần thiết phải tiếp tục và không nên. Lao động không nên, không nên tiếp tục."

 

 

David Manne nói rằng dự luật trục xuất nên được rút lại.

"Về cơ bản, điều này mâu thuẫn với chính nghĩa vụ và trách nhiệm của chúng ta là bảo vệ mọi người khỏi bị tổn hại trong tương lai và việc xin tị nạn là một quyền chứ không phải là tội phạm."