Warren Mundine, Lãnh đạo Thổ Dân Úc, nói chuyện tại một buổi họp báo tại Tòa Nghị Viện ở Thủ Đô Caanberra vào thứ Tư ngày 14 Tháng 10, 2015. Ảnh: AAP Image/Mick Tsikas

 

AUSTRALIA - Một nhà lãnh đạo Thổ Dân nổi tiếng tại Bắc Úc cho rằng kế hoạch của Thủ Tướng về việc thay đổi Hiến Pháp, là không thích hợp với người Thổ Dân Úc. Theo sau bài diễn văn lịch sử của Thủ Tướng Anthony Albanese tại lễ hội Garma ở đông bắc vùng Arnhem land, có những lời kêu gọi hãy đặt ưu tiên cho một hiệp ước hơn là một tiếng nói tại Quốc hội.

 

Thủ tướng Anthony Albanese đã kết thúc chuyến thăm đến vùng trung tâm đất nước Yolgnu.

 

Trong chuyến thăm, ông đã công bố những thay đổi được khuyến nghị đối với Hiến Pháp, như một bước tiến tới Tiếng Nói Thổ Dân trong Nghị Viện.

 

Mọi thay đổi được đề nghị, sẽ được đưa ra cho người dân Úc trong một cuộc trưng cầu dân ý, về việc công nhận Người Thổ Dân trong Hiến Pháp.

 

Thế nhưng một nhà lãnh đạo cao cấp của Yolngu tại Garma nói rằng, những thay đổi được đề nghị trong Hiến Pháp, sẽ không mang lại lợi ích gì cho người dân của ông.

 

Thay vào đó, ông yêu cầu quay trở lại một Hiệp Ước Quốc gia.

 

Được biết ông Yingiya Guyula, thành viên của Quốc hội Bắc Úc nói rằng, cần phải có một hiệp ước giữa người Úc Thổ Dân và không Thổ Dân, chứ không chỉ là Tiếng Nói Bản Địa tại Nghị Viện.

Ông Yingiya Guyula nói “Bản thân tiếng nói chỉ là vô vọng, vì nó không nói chi nhiều chút nào, mà chính hiệp ước chúng tôi tin rằng nó có sức mạnh".

"Một tiếng nói ở đây có thể gọi và nói chuyện với một cơ quan chính phủ, việc này rồi việc khác".

"Thế nhưng thực sự cần phải có một sự thay đổi xảy ra, và hiệp ước là thứ có thể thay đổi được”

 

Trở lại diễn đàn tại lễ hội Garma vào cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo Thổ Dân từ khắp nước Úc đã bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên.

 

Cựu chủ tịch Đảng Lao động đã trở thành ứng cử viên thuộc Đảng Tự do, là ông Warren Mundine lên tiếng.

Ông Warren Mundine nói “Mọi người phải thuyết phục tôi về một số vấn đề:.

"Thứ nhất là tại sao nó phải có trong Hiến Pháp ?".

"Tại sao chúng ta không đề ra thành luật lệ, quí vị có thể thử nghiệm chúng và giải quyết một số khó khăn và bắt đầu từ xuất phát điểm đó”.

 

Còn ông Sean Gordon là một doanh nhân và là người ủng hộ mạnh mẽ cho quyền tự quyết của người Thổ Dân, cũng bình luận về kế hoạch nói trên.

Ông nói “Chúng ta không thể có một tài liệu căn bản mà không nhìn nhận những người đầu tiên trên đất nước nầy, vốn là những con người yêu mến đất nước hơn 60 ngàn năm qua”.

 

Được biết có đến 36 tỷ đô-la mỗi năm, được chi để hỗ trợ các cộng đồng Thổ Dân.

 

Theo các nhà lãnh đạo này, chỉ một phần nhỏ tiếp cận được những người có nhu cầu và họ nói lên Tiếng Nói của Quốc Hội có thể thay đổi điều đó.

 

Việc chuẩn bị cho một ủy ban nói thật cũng đã được thảo luận.

 

Trước khi bắt đầu lễ hội, Thủ Tướng nhấn mạnh nhu cầu các đề nghị thay đổi Hiến Pháp phải 'đơn giản'.

 

Ông Albanese không muốn mọi người bị cuốn vào các chi tiết rồi nói rằng, đó ‘không phải là công thức để thành công’.

 

Ông Anthony Albanese nói “Đó là lý do vì sao tôi lạc quan và người dân Úc sẽ chấp nhận nhận thức đơn giản nầy, đó là mọi vấn đề liên quan đến người Thổ Dân và dân đảo Torres phải được hỏi ý kiến".

"Từ đó sẽ có những kết quả tốt đẹp hơn, bởi vì quí vị sẽ có cảm tưởng về chủ quyền và các cam kết”.

 

Thế nhưng phe đối lập khẳng định rằng, các chi tiết là then chốt và đưa ra bình luận, thông qua tiếng nói của dân biểu liên bang, cũng là người đứng phó của Liên đảng Tự do Quốc gia đối lập, ông David Littleproud, nói “Đó sẽ là một cơ hội bị đánh mất, nếu chúng ta không trình bày các chi tiết trước người dân Úc, vì vậy chúng ta phải có trách nhiệm trong việc này”.

 

Ông Albanese cho biết, chính phủ đã không đưa ra quyết định về thời gian của cuộc trưng cầu dân ý, mặc dù được biết Lao động ủng hộ cuộc bỏ phiếu diễn ra vào năm tới.