Thủ tướng Anthony Albanese trong một buổi nói chuyện. Ảnh: AAP

 

AUSTRALIA - Thông tin chi tiết về cuộc trưng cầu dân ý về Tiếng nói của Người Thổ Dân trước Quốc hội đã được xác nhận. Nay những người ủng hộ Tiếng nói bản địa trước Quốc hội, đã tập trung tại buổi ra mắt chính thức, của chiến dịch đồng ý trong đó họ nói rằng bỏ phiếu đồng ý, sẽ khiến Úc trở thành một quốc gia vĩ đại hơn.

 

Cuộc trưng cầu dân ý về ‘Tiếng nói Thổ Dân trước Quốc hội’ sẽ được tổ chức vào cuối năm nay, trong một thời điểm mang tính bước ngoặt đối với nước Úc.

 

Một nhóm phản đối Tiếng nói, đã phát động chiến dịch Không vào tháng 1, được hỗ trợ bởi các nhóm Tin Lành và những người bảo thủ như ông Warren Mundine.

 

Họ muốn có một Ủy ban Quốc hội toàn đảng, sẽ tập trung vào quyền của những người nắm giữ danh hiệu Thổ Dân, thay vì một cuộc trưng cầu dân ý quyết định các vấn đề.

 

Nay nhóm này yêu cầu người Úc bỏ phiếu đồng ý trong cuộc trưng cầu dân ý, đã phát động chiến dịch chính thức của họ, tại Viện Văn hóa Thổ dân Quốc gia Tandanya ở Adelaide.

 

Giám đốc điều hành Tandanya, là Phil Saunders, cũng là người dẫn chương trình.

 

Phil Saunders nói “Đây là một khoảnh khắc trong lịch sử, được tất cả người dân Úc chung tay đón nhận".

"Hãy thay đổi giấy khai sinh của quốc gia, để biến Úc thành một quốc gia vĩ đại hơn”.

 

Còn ông Dean Parkin là Giám đốc của Liên minh Chiến dịch Đồng ý, hay ‘Yes Campaign Alliance’.

 

Ông Dean Parkin nói “Vì vậy, chúng tôi đã có các mạng lưới cộng đồng, liên minh, tổ chức và cá nhân trên khắp đất nước, với mọi người ủng hộ cuộc bỏ phiếu thuận cho Tiếng nói trước Quốc hội".

"Tất cả cùng nhau đến đây tại Adelaide, để nghe mọi người đang làm gì trên khắp đất nước, hiểu rõ hơn về chiến lược, thực sự giúp họ sẵn sàng và vận động trong cộng đồng mà họ đến”.

 

Trong khi đó Thủ tướng Anthony Albanese đã không tham dự buổi ra mắt, nhưng ông đã có mặt trước sự kiện này xảy ra, khi cáo buộc lãnh đạo phe đối lập Peter Dutton, cố gắng gây nhầm lẫn về Tiếng nói.

 

Thủ tướng Anthony Albanese nói "Ông Peter Dutton cho thấy, ông ta muốn tạo ra sự nhầm lẫn và không làm gì cả".

"Điều đó cho thấy điểm xuất phát của ông ta, là cách chúng ta cùng nhau giải quyết vấn đề này, cùng cách chúng ta cùng nhau hoàn thành việc này".

"Đó là cách tiếp cận của tôi và tôi muốn làm điều này cùng nhau”.

 

Còn những người thuộc đảng Quốc gia nhiều lần nói rằng, họ không ủng hộ Tiếng nói của Thổ Dân trước Quốc hội.

 

Lãnh đạo David Littleproud nói rằng, đảng không tin nó sẽ làm cho cuộc sống của người bản địa tốt hơn, mặc dù họ ủng hộ nguyên tắc đằng sau nó.

 

David Littleproud nói “Kinh nghiệm sống mà chúng tôi có được, khi đại diện cho các khu vực nông thôn và khu vực nơi có nhiều bất lợi, là chúng tôi tin rằng một tầng lớp quan liêu khác, sẽ không thực sự thu hẹp khoảng cách".

"Nếu câu hỏi được đặt ra cho chúng tôi, chúng tôi tin rằng ‘nên có sự công nhận của Hiến Pháp trong phần mở đầu’.

"Người Úc bản địa đã ở đây trước và chúng ta tốt hơn với nhau, sau đó tôi sẽ thấy phòng họp của đảng tôi sẽ ủng hộ điều đó”.

 

Trong khi đó Đảng Tự do vẫn chưa xác nhận quan điểm chính thức của họ, nhưng ông Peter Dutton đã liên tục yêu cầu có thêm thông tin chi tiết về hình thức của Tiếng nói.

 

Còn Thủ Tướng Anthony Albanese cho biết, chi tiết họ muốn đã có sẵn.

 

Trong khi đó ông Dean Parkin đồng ý.

 

Ông Dean Parkin nói “Chính phủ đã thiết lập một tiến trình và đưa một số chuyên gia về hiến pháp vào việc nầy".

"Chính phủ có nhóm làm việc dành cho người Thổ Dân và các nhóm tham gia".

"Đó là quy trình hợp pháp, để những vấn đề đó được giải quyết".

"Rõ ràng là điều này vẫn phải được tiến hành tại Quốc hội, trong việc xem xét dự luật trưng cầu dân ý như thế nào, cũng như sẽ có nhiều cơ hội hơn để đệ trình”.

 

Thế nhưng ông Parkin nói rằng, cuối cùng Tiếng nói là để cho các cộng đồng Bản địa, nói lên về các vấn đề sẽ ảnh hưởng đến họ.

 

Không rõ có bao nhiêu hỗ trợ cho cả hai chiến dịch, nhưng trong lịch sử thì Úc chỉ chấp thuận 8 cuộc trưng cầu dân ý kể từ khi Liên bang được thiết lập.

 

Cuối cùng ông Parkin nói rằng, chiến dịch không nên liên quan gì đến chính trị cả.

 

Ông nói “Chúng ta phải đưa chiến dịch vận động vào cộng đồng".

"Khi người dân bước vào phòng bỏ phiếu thì đó ngày trưng cầu dân ý, không phải là về các đảng phái chính trị, cũng không phải là chính phủ hay Thủ tướng, hoặc bất cứ điều gì tương tự".

 

Đó là chuyện các cá nhân nói rằng, đây là điều mà họ muốn làm cho đất nước của mình.