Tòa Án Tối Cao Úc Đại Lợi tại Canberra, nguồn: AAP

 

 

Toà án Tối Cao đã phán quyết lệnh khám xét do Cảnh Sát Liên Bang Úc (AFP) dùng để khám xét nhà riêng nhà báo Annika Smethurst của NewsCorp vào năm ngoái là không hợp lệ. Cho đến khi phán quyết được đưa ra thì hồ sơ giấy tờ bị thu giữ trong cuộc khám xét đã nằm trong tay cảnh sát suốt một năm qua rồi.

 

Vào năm 2019 Cảnh sát Liên bang Úc (Australian Federal Police) AFP đã tiến hành khám xét nhà riêng của nhà báo Annika Smethurst của NewsCorp, sau khi cô có bài tiết lộ một kế hoạch bí mật mở rộng quyền lực để có thể theo dõi người dân ở Úc.

 

Cô Smethurst và ông chủ của NewsCorp đã kiện việc này ra toà cho rằng việc khám xét và thu giữ chứng từ của báo chí là không hợp lệ.

 

Toà án Tối cao ra phán quyết việc khám xét này lẽ ra không nên bao giờ xảy ra và rằng lệnh khám xét chỉ dựa hoàn toàn vào yêu cầu từ AFP là không hợp lệ.

 

Chỉ huy cảnh sát trưởng của AFP Reece Kershaw nói rằng ông chấp nhận phán quyết của Toà án Tối cao.

 

"Tôi chỉ nghĩ tới một việc, như bạn biết, đó là mỗi người Úc đều có quyền phản ứng lại những chuyện như thế này, và nó đã được thách thức ra toà. Chúng ta sống trong thời đại rất là dân chủ và chúng tôi tôn trọng quyết định của toà án."

 

Quyết định này từ toà án Tối cao nhận được sự đồng thuận cao. Những người đưa ra phán quyết này đồng ý rằng lệnh khám xét đã bỏ qua việc nêu lên sự vi phạm để từ đó dẫn đến việc điều tra cũng như nó đã trích dẫn không phù hợp lệ những luật pháp liên quan.

 

Toà án Tối cao đã yêu cầu Cảnh sát Liên Bang AFP phải đền bù chi phí tổn thất cho nhà báo Smethurst và công ty NewsCorp.

 

Tổng trưởng truyền thông Communications Minister Paul Fletcher nói không ai có quyền đứng trên luật pháp ngay cả cảnh sát.

 

"Cảnh sát Liên Bang cũng như những cánh tay khác của chính phủ Úc trong đó có các chính phủ tiểu bang và lãnh thổ đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Có những quy định luật áp dụng cho việc thi hành một lệnh khám xét, và nó cần phải được đáp ứng trước khi tiến hành."

 

Tuy vậy thì chiến thắng hoàn toàn không thuộc về nhà báo Smethurst và đội ngũ pháp luật của cô. 

 

Các thẩm phán Toà án Tội cao không thống nhất với nhau về việc liệu cảnh sát liên bang có nên trả lại những hồ sơ đã thu giữ trong cuộc khám xét hay không trong đó có những dữ liệu thu được từ điện thoại của cô Smethurst.

 

Cảnh sát trưởng của AFP- Reece Kershaw nói rằng, những biện pháp thích hợp sẽ được thực hiện khi có các phán quyết liên quan đến các tài liệu này.

 

"Các tài liệu đã được thu giữ. Vì vậy những chúng tôi sẽ làm một cách cẩn thận và nhất quán đó là làm đúng theo những chỉ dẫn pháp luật, những chỉ dẫn đó có thể đó là từ các chuyên viện luật của cảnh sát. Và chúng tôi sẽ thông tin về những việc mà chúng làm với những tài liệu đó, tuy nhiên tại thời điểm hiện tại thì nó vẫn còn trong tình trạng thu giữ. Các điều tra viên không thể tiếp cận tới nó."

 

Việc bố ráp diễn ra trong tuần một tuần lễ mà các viên chức của AFP tiến hành khám xét trụ sở của cơ quan truyền thông quốc gia ABC vì đã cho công bố một loạt phóng sự điều tra việc binh lính Úc phạm vào tội ác giết người trong thời gian đóng quân ở Afghanistan.

 

Tuy nhiên khác với nhà báo Smethurst và cơ quan Newscorp, ABC đã không thành công trong việc kiện AFP ra toà án tối cao.

 

Cả hai việc này cùng làm dấy lên những tranh luận cả trong và ngoài nước về vấn đề tự do báo chí.

 

Trong khi NewsCorp hoan nghênh sự phán quyết từ toà án Tối cao thì cơ quan truyền thông này cũng lo ngại rằng việc kiện tụng vẫn có khả năng tiếp diễn khi mà AFP vẫn chưa  khẳng định là sẽ không theo đuổi vụ kiện hay không.

 

Paul Murphy - Giám đốc điều hành Liên đoàn Truyền thông giải trí và Nghệ thuật (Media, Entertainment and Arts Alliance) nói rằng, không có nhiều khả năng sẽ có một cuộc điều tra trong tương lai.

 

"Thật tốt khi nhìn thấy lệnh khám xét bị dẹp bỏ. Tuy nhiên điều đáng thất vọng là nguy cơ về một vụ kiện khác vẫn còn treo lơ lửng trên đầu cô Annika Smethurst, và việc nữa đó là cảnh sát vẫn còn nắm giữ các tài liệu thu giữ, dù hiện nay việc nắm giữ này cho thấy là trái pháp luật."

 

Ông Murphy nói luật pháp cần phải được điều chỉnh.

 

"Những gì chúng ta cần làm đó là cải tiến lại luật pháp. Chúng ta cần một hệ thống mà những hành động khám xét như thế này cần phải được đặt thành vấn đề. Tôi muốn nói rằng việc khám xét này đã được phán quyết là sai luật. Nó cần phải được đặt vấn đề ngay từ khi tiến hành và chúng ta cần những biện pháp bảo vệ rất rõ ràng để bả vệ quyền lợi thông tin của công chúng."