Bộ Trưởng Bộ Người Úc Bản Địa, Ken Wyatt, gặp mặt các nhà lãnh đạo người bản địa để đi đến mục tiêu sớm trong tháng Bảy. Nguồn: AAP

 

 

Trong một hành động đầu tiên tại Úc, người Thổ Dân Úc sẽ giúp hình thành chiến thuật của cả nước về việc Thu Hẹp Khoảng Cách. Có 16 mục tiêu mới đã được đề ra ở mọi cấp chính phủ trong việc cải thiện cuộc sống, y tế và phúc lợi cho người Thổ Dân và dân bán đảo Torres.

 

Ông Ken Wyatt nói “Chúng tôi đang làm điều đó một cách toàn diện, chúng tôi đang xem xét các cá nhân, nhìn vào các gia đình".

"Thế nhưng chúng tôi đang xem xét cách các cơ quan của chính phủ sẽ làm việc với người Thổ dân và tôi nghĩ đó là điều quan trọng".

 

Tổng Trưởng phụ Trách Thổ Dân sự vụ Ken Wyatt hiện dẫn đầu trên đường hướng mới của cả nước để Thu Hẹp Khoảng Cách.

 

Lần đầu tiên tại Úc, người Thổ Dân và dân bán đảo Torres sẽ định hình chiến thuật của nước Úc, theo một thỏa thuận mới được chính phủ liên bang tiết lộ.

 

Có 16 mục tiêu kinh tế và xã hội mới và 4 cuộc cải tổ ưu tiên được thiết lập, để cải thiện lợi tức của người Thổ Dân trong các lãnh vực như y tế, giáo dục, nhân dụng, tư pháp, đất đai, văn hóa và phúc lợi của họ

 

Thỏa thuận mới nầy có sự tham dự của các chính phủ liên bang, tiểu bang và lãnh thổ.

 

Thủ Tướng Scott Morrison mô tả thỏa thuận nầy là một khúc quanh mới.

Thủ tướng Scott Morrison nói "Đây là một ngày có nhiều ý nghĩa và tôi rất vui lòng khi chúng ta có mặt tại đây hôm nay".

"Tôi nghĩ, nó sẽ mang lại tác dụng rất có ý nghĩa về việc làm sao chúng ta bảo đảm rằng các thiếu niên nam nữ Thổ Dân lớn lên rên đất nước nầy, sẽ có cùng khát vọng với những người không phải là Thổ Dân".

"Chúng ta có cùng hy vọng, cùng chung ước muốn và các mục tiêu tối hậu".

"Đó không phải là con đường dễ dàng và vẫn còn một khoảng cách xa trước mặt để đạt được điều đó”.

 

Được biết Bốn Cải Tổ Ưu Tiên hiện được xúc tiến, có nghĩa là các chính phủ cam kết cộng tác chính thức và chia sẻ việc quyết định, xây dựng một khu vực do cộng đồng kiểm soát, cũng như đề cập đến chuyện kỳ thị trong các cơ quan của chính phủ và sau cùng là chia sẻ các dữ kiện trên mức độ địa phương.

 

Được biết hiệp hội Thổ Dân Bungree là dịch vụ phục vụ ở tuyến đầu tại vùng bờ biển miền trung New South Wales, đã thấy được khoảng cách mà chính phủ tìm cách thu hẹp trên căn bản hàng ngày.

 

Đây là một tổ chức vô vụ lợi được thành lập từ năm 1995, nhằm cung cấp dịch vụ cho những người Thổ Dân và dân bán đảo Torres gặp nguy cơ hay bị cách biệt, bao gồm cả trẻ em, gia đình, người cao niên, khuyết tật và những người gặp bất lợi khác.

 

Chủ tịch của Bungree, là bà Suzanne Naden,  cho biết cần có những bước tiến để tìm ra những điều tich cực hơn hiện nay, so với chiến thuật cũ.

Bà Suzanne Naden  nói  “Sự bất mãn liên quan đến các mục tiêu ban đầu của việc Thu Hẹp Khoảng Cách, do không bao gồm vấn đề gia cư".

"Đối với chúng tôi, nếu có người không được an toàn và không có nơi ở an ổn, thì quí vị không thể nói đến những chuyện tiềm ẩn khác, chẳng hạn như giáo dục, y tế, phúc lợi và an bình trong cuộc sống của họ".

 

"Y tế và phúc lợi bao gồm nhiều chuyện chứ không chỉ là vấn đề sức khoẻ".

“Vì vậy y tế và phúc lợi là những yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ cho chúng ta”.

 

'Chuyện đó cho thấy quí vị không thể hoàn thành một kiểu mẫu cho tất cả được”.

 

Thỏa thuận theo sau nhiều năm thất bại trong việc đạt được các mục tiêu trước đây, vốn đề ra từ 12 năm trước vào năm 2008 do chính phủ Kevin Rudd.

 

Tiến triển gần đây nhất tìm thấy, chỉ có 2 mục tiêu đạt được, đó là cải thiện mức tử suất của trẻ em và tuổi thọ còn kết quả nhân dụng vẫn còn tụt hậu đằng sau.

 

Hồi năm rồi 2019, Hội đồng các Chính phủ Úc cùng với Liên hiệp Thổ Dân để lập lại chiến thuật nói trên.

 

Hiện nay các ưu tiên trong việc cải tổ sẽ được tính toán, trong khi một phúc trình do Thổ Dân lãnh đạo sẽ xem xét làm thế nào để thay đổi các kết quả và Ủy ban Năng Suất sẽ báo cáo về mức tiến triển mỗi 3 năm một lần.

 

Bà Naden hy vọng thế hệ sắp tới của Thổ Dân và dân bán đảo Torres sẽ không phải chịu nhiều đau khổ và tương lai cuả họ sẽ có cuộc sống tốt đẹp hơn với sức khoẻ tốt hơn.

 

Bà Suzanne Naden nói  “Một điều mà tôi muốn thấy thế hệ tương lai thực hiện là chúng có tiếng nói, đó là chuyện chúng nói lên những chuyện ảnh hưởng đến chính cuộc sống của chúng".

'Mọi cộng đồng và vùng miền, tiểu bang và lãnh thổ, chúng ta rất khác biệt nhau trong các nhu cầu cho những người của chúng ta".

"Các tiểu bang hay chương trình rỗng tuếch chẳng mang lại hữu hiệu chi cả".

'Chuyện đó cho thấy quí vị không thể hoàn thành một kiểu mẫu cho tất cả được”

 

Các nhà lãnh đạo Thổ Dân cho biết việc can thiệp trực tiếp của họ trong tiến trình thương thuyết và hoàn thành thỏa ước mới sẽ rất quan trọng để cải thiện đáng kể cuộc sống của người Thổ Dân và dân bán đảo Torres.

 

Việc giảm bớt con số tù nhân người lớn Thổ Dân và dân bán đảo Torres với tỷ lệ 15 phần trăm là một trong các mục tiêu then chốt mới.

 

Những người đàn ông không phải là Thổ Dân sống thọ hơn đến gần 9 năm so với người Thổ Dân và với phụ nữ thì khoảng cách là gần 8 năm.

 

Các chính phủ đề ra năm 2031 là mục tiêu để khép lại khoảng cách về tuổi thọ giữa người Thổ Dân và người không phải là Thổ Dân.

 

Các mục tiêu khác bao gồm việc bảo đảm vấn đề gia cư an ổn và trong khả năng, cung cấp vấn đề giáo dục và duy trì mối quan hệ với đất đai và văn hóa.