Bella Marsh cho biết tính linh hoạt cao hơn có thể giúp học sinh mắc chứng rối loạn thần kinh có được nền giáo dục tốt hơn. (ABC News: Marco Catalano)

 

 

Đối với những người mới tốt nghiệp Bella Marsh và Austin Boath, trường học không phải lúc nào cũng mang lại cảm giác hòa nhập.

 

Bella, 18 tuổi, được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ khi còn học trung học và đã điều chỉnh hành vi của mình để phù hợp.

Cô nói "Để che giấu bản thân, tôi phải thay đổi tính cách hoặc cách cư xử của mình — với những gì và như thế nào khi tôi về mọi thứ".

 

Bella theo học tại một trường công lập ở Nam Úc nổi tiếng vì có sự hòa nhập của học sinh mắc chứng rối loạn thần kinh.

 

Nhưng các phương pháp đánh giá cứng nhắc — chẳng hạn như bài luận, bài đọc, hoặc các hình thức đa phương tiện khác — có nghĩa là cô không phải lúc nào cũng có thể giải thích được kiến ​​thức của mình về một môn học.

 

Cô nói "Em nhận được rất nhiều điểm số đến nỗi em nghĩ rằng, 'Ồ, tôi thực sự hiểu chủ đề đó, nhưng em không thể làm theo phương cách đó'".

 

Bella cho biết tính linh hoạt hơn trong các hình thức đánh giá sẽ giúp học sinh có thần kinh khác biệt (neurodivergent) "có được nền giáo dục tốt hơn".

 

Austin Boath, một người bạn cùng lớp, cũng mắc chứng tự kỷ, cho biết "giáo dục cá nhân hóa" tốt hơn so với phương pháp "chuẩn hóa".

Cậu nói "Mỗi người đều khác nhau, và đối với học sinh có thần kinh khác biệt, không phải chỉ có một phương pháp phù hợp với tất cả. Những người khác nhau có thể thích các phương thức học hành khác nhau".

 

 

Austin Boath cho biết việc tự chọn chủ đề nghiên cứu của mình sẽ khiến cậu đam mê về chuyện học hành hơn. (ABC News: Maro Catalano)

 

 

Austin, người luôn quan tâm đến máy bay, cho biết việc được tự do lựa chọn chủ đề nghiên cứu sẽ giúp cậu cải thiện trải nghiệm học tập, nhưng giáo viên của cậu thường cố gắng "đưa cậu ra khỏi máy theo dõi các chuyến bay" và làm công việc "không liên quan gì đến máy bay".

Cậu nói "Vì hiện tại em đang thực sự học để trở thành chuyên gia hàng không và lái máy bay, nên thật tuyệt nếu có một số công việc mà em có thể chọn làm bài tập vật lý về máy bay và vec-tơ".

 

"Hệ thống trường học khá lỗi thời vì nó giống như một dây chuyền sản xuất trong nhà máy hơn, nơi tất cả mọi người đều phải tạo ra cùng một kết quả".

 

Cậu cho biết cậu muốn thấy "nhiều sự sáng tạo hơn trong chương trình giảng dạy trong tương lai".

 

 

Đẩy mạnh các phương thức học tập linh hoạt hơn

Dữ liệu từ Nha Thống kê Úc Đại Lợi (Australian Bureau of Statistics) cho thấy, trong số 106.600 thanh thiếu niên (từ 5 tuổi đến 20 tuổi) mắc chứng tự kỷ đang theo học tại nhà trường hoặc một cơ sở giáo dục khác vào năm 2018, thì 77,7 phần trăm được báo cáo gặp khó khăn tại nơi học tập của những học sinh này.

 

Các vấn đề chính mà những học sinh này gặp phải là:

 

-Hòa nhập về mặt xã hội (59,8 phần trăm)

-Khó khăn trong học tập (55,3 phần trăm)

-Khó khăn trong giao tiếp (51,5 phần trăm)

 

Graham Forbes, người đã dạy cả Bella và Austin, gần đây đã nộp luận văn thạc sĩ về những trải nghiệm của học sinh tự kỷ, trong đó ông thấy rằng sự hỗ trợ của trường học chính thống có thể gây cảm giác "kỳ thị".

Ông nói "Thật không may, những gì chúng ta làm chủ yếu để hỗ trợ những học sinh thần kinh khác biệt của mình là tập trung vào điểm yếu của các em đó".

 

 

Graham Forbes cho biết tất cả học sinh đều có thể hưởng lợi nhiều hơn từ việc học toàn diện. (ABC News: Marco Catalano)

 

 

Bài báo của ông khuyến nghị một phương thức học tập linh hoạt hơn, trong đó học sinh có thể chọn chủ đề và hình thức đánh giá của mình.

Ông nói "Có nhiều cách để bạn có thể trình bày thông tin… và có nhiều cách để bạn có thể được đánh giá về cách bạn tiếp thu, hiểu và tham gia — và chúng tôi có thể trình bày những lựa chọn đó trong một quy trình giảng dạy thông thường".

 

Ông Forbes cho biết môn học lịch sử là một ví dụ điển hình.

 

Ông nói "Bạn có thể chọn cách bạn muốn nhìn nhận về Thế chiến thứ hai. Bạn có thể chọn nhìn nhận các góc độ khác như — vai trò của phụ nữ là gì?"

"Nhưng sau đó, bạn cũng có thể chọn cách thức thuyết trình lại bài mà bạn đã học. Vì vậy, việc thuyết trình lại bài học có thể theo các hình thức như các bài viết, các bài báo, có thể bằng một đoạn phim."

 

Ông Forbes cho biết việc điều chỉnh lại việc học theo thế mạnh và đam mê của học sinh sẽ có lợi cho mọi người trong lớp học.

Ông nói "Điều này rất có giá trị đối với những học sinh có thần kinh khác biệt, nhưng cũng có giá trị như nhau đối với tất cả mọi người khác",

"Bạn sẽ thu hút học sinh, vì đó là điều mà các em quan tâm — và bạn cũng sẽ cho phép các em tham gia thông qua thế mạnh của mình, không phải thông qua điểm yếu của mình".

 

 

'Điều quan trọng là giáo dục hòa nhập phải được đặt lên hàng đầu'

Trong khi một số trường học ở Úc đang có những bước tiến hướng tới giáo dục hòa nhập, những người ủng hộ như David Tonge, tại tổ chức hỗ trợ Amaze của tiểu bang Victoria, cho biết điều đó còn lâu mới trở thành chuẩn mực.

 

Ông Tonge cho biết, "Chúng tôi nghe nói rằng rất nhiều học sinh tự kỷ thực sự đang phải vật lộn để theo học tại trường học chính thống. Chúng tôi nghe điều này ngày này qua ngày khác".

 

 

David Tonge cho biết học sinh tự kỷ đang phải vật lộn để theo học tại các trường học chính thống. (ABC News Melbourne)

 

 

Trong khi ông Tonge hoan nghênh ý tưởng về các phương pháp cần có một mô hình học tập linh hoạt hơn, ông lưu ý rằng những mô hình đó sẽ đòi hỏi nhiều "thời gian và năng lượng" hơn từ những giáo viên "vượt bật".

 

Ông cho biết, thay vì đưa "nhiều giáo viên và tiền bạc" vào trường học, một giải pháp bền vững sẽ bao gồm việc tái thiết toàn diện hệ thống giáo dục.

 

Ông cho biết điều đó sẽ bao gồm việc xem xét lại cách phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất.

 

Ông nói "Về căb bản, giáo dục hòa nhập là vấn đề rất, rất quan trọng trong mọi bối cảnh giáo dục",

"Rốt cuộc, đó là quyền cơ bản của con người mà mọi trẻ em và thanh thiếu niên đều được tiếp cận với môi trường giáo dục an toàn".