Lạm phát đang gia tăng ở Úc. Nguồn: SBS

 

AUSTRALIA - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại Úc đã tăng lên mức 6,1% trong quý 2 – đây là mức tồi tệ nhất kể từ năm 2001. Nguyên nhân được cho là do đại dịch COVID-19 và việc Nga xâm lược Ukraine đã gây ra các vấn đề về chuỗi cung ứng.

 

Nhằm ứng phó với lạm phát gia tăng, Ngân hàng Trữ kim Úc (RBA) đã tăng lãi suất tiền mặt trong ba tháng liên tiếp, và hiện ở mức 1,35% so với mức 0,1% hồi tháng Tư.

 

Công ty tài chính Moody’s Analytics cho biết: “Ngân hàng Trữ kim Úc đang phải đối mặt với chu kỳ thắt chặt mạnh mẽ nhất trong lịch sử, và lạm phát quý 2 có thể dẫn đến việc lãi suất tăng thêm ít nhất 50 điểm cơ bản trong tháng Tám.”

 

RBA dự đoán lạm phát có thể tăng đến 7% vào cuối năm nay. Thế nhưng điều đó có nghĩa là gì?

 

Lạm phát ở mức cao kỷ lục trong thế kỷ này. Nguồn: SBS
 

 

Định nghĩa lạm phát

Chuyên gia kinh tế học Matt Grudnoff, thuộc Học Viện Úc Đại Lợi (Australia Institute), định nghĩa lạm phát là “sự gia tăng liên tục của giá cả”.

Ông nói với SBS News “Điều quan trọng là nó phải là sự gia tăng liên tục.”

“Chẳng hạn, nếu giá xăng tăng như hiện tại, điều đó gây ra lạm phát. Nhưng nếu giá xăng ngừng tăng và đi ngang, ngay cả khi ở mức cao hơn hiện tại, thì trên thực tế, điều đó không gây ra lạm phát thêm. Nó chỉ xảy ra một lần.”

 

Thuật ngữ “lạm phát” thật ra có nhiều nghĩa. Chẳng hạn, nó có thể ám chỉ sự mất giá của một loại tiền tệ. Nhưng nhìn chung, từ “lạm phát” được sử dụng để nói về chỉ số CPI.

Ông nói “Chúng ta có xu hướng nghĩ về lạm phát như là Chỉ số giá tiêu dùng (CPI),”

“Đó là sự tăng giá của những thứ mà người tiêu dùng có xu hướng mua và sử dụng.”

 

Ông Grudnoff giải thích thêm là chỉ số CPI chỉ đo lường những thứ được tiêu thụ sau khi mua – không phải các khoản đầu tư như bất động sản.

“Nếu giá nhà tăng, chủ yếu là do giá đất tăng, thì điều đó sẽ không thực sự làm tăng thêm lạm phát, bởi vì nó không được coi là một sản phẩm tiêu dùng, nó được coi là một khoản đầu tư.”

 

Nguyên nhân gây lạm phát

Ông Grudnoff cho biết lạm phát có thể do cung hoặc cầu gây ra. Hiện tại, cuộc chiến ở Ukraine và ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đang gây ra lạm phát do nguồn cung.

 

Ông nói. “Lạm phát hiện tại là do các vấn đề của chuỗi cung ứng gây ra,”

 “Trong đại dịch, mọi người đổi từ việc mua dịch vụ sang mua hàng hóa, vì các dịch vụ thường liên quan đến tương tác trực tiếp.”

“Hàng hóa thì cần vận chuyển, trong khi dịch vụ thì không. Ví dụ, nếu bạn đi cắt tóc hoặc đi xem phim, bạn phải đến một nơi nào đó. Nhưng nếu bạn mua đồ, thì món đồ sẽ được chuyển đến cho bạn, thường là từ nước ngoài.”

“Và những gì đã xảy ra là vận tải bị tắc nghẽn do nhu cầu tăng lên, và mọi thứ chậm lại, vì vậy họ đã tăng giá.”

 

Bên cạnh đó, giá xăng dầu tăng và biến đổi khí hậu cũng là những yếu tố gây ảnh hưởng.

Ông nói “Lũ lụt ở Úc đã khiến các mặt hàng tạp hóa – nổi tiếng nhất là rau diếp – cũng tăng giá.”

 

Lạm phát có phải lúc nào cũng xấu không?

Mặc dù lạm phát thường bị xem là điều xấu, nhưng ông Grudnoff cho rằng lạm phát vừa phải là dấu hiệu của một nền kinh tế đang phát triển.

 

Ông nói “Lạm phát vừa phải là một điều tốt,”

“Trên thực tế, nếu chúng ta không có lạm phát, Ngân hàng Trữ kim và chính phủ có thể sẽ can thiệp để cố gắng kích thích nền kinh tế, bởi vì không có lạm phát thường đi kèm với tăng trưởng kinh tế chậm hoặc không tăng trưởng.”

“Điều chúng ta không mong muốn là lạm phát tăng bất ngờ. Đó là điều đáng lo ngại.”

“Nhưng lạm phát ổn định liên tục không phải là vấn đề. Và nó thực sự được coi là điều lý tưởng.”

 

Lạm phát ở các quốc gia thuộc nhóm G20 đang ở mức từ 78.6 phần trăm đến 2.3 phần trăm. Nguồn: SBS

 

Ngân hàng Trữ kim đối phó với lạm phát như thế nào?

RBA là ngân hàng trung ương độc lập chịu trách nhiệm trước quốc hội liên bang. Bằng cách điều chỉnh lãi suất, RBA có thể tác động đến cung và cầu, từ đó giải quyết vấn đề lạm phát.

 

Ông nói “Điều quan trọng nhất đối với lạm phát, là họ sử dụng chính sách tiền tệ, tức là tăng hoặc giảm lãi suất để thực hiện một số công việc.”

 

Khi nền kinh tế hoạt động tốt thì sẽ có rất nhiều nhu cầu.

 

Ông nói “Nếu bạn có một doanh nghiệp, đột nhiên, bạn nhận được rất nhiều nhu cầu về hàng hoá của mình. Nguồn nhân lực bắt đầu thu hẹp, nhưng người tiêu dùng vẫn muốn mua hàng của bạn, bạn sẽ có xu hướng tăng giá,”

“Nếu tất cả các doanh nghiệp làm như vậy, chúng ta có lạm phát. Vì vậy, lượng nhu cầu dư thừa đó là nguyên nhân dẫn đến lạm phát.”

“Những gì Ngân hàng Trữ kim làm là họ tăng lãi suất. Và việc tăng lãi suất khiến cho một bộ phận công chúng Úc đang vay tiền ngân hàng để mua nhà phải trả nợ nhiều hơn.”

“Họ trả lãi suất cao hơn, vì vậy họ có ít tiền hơn để chi tiêu cho những thứ khác. Nhu cầu giảm xuống từ đó.”

“Vì vậy khi nhu cầu ngày càng tăng và gây ra lạm phát, Ngân hàng Trữ kim sẽ nâng lãi suất để cố gắng giảm nhu cầu, và do đó giảm lạm phát.”

 

Nói tóm lại, việc tăng lãi suất là để làm giảm nhu cầu trong nền kinh tế.

 

Ngân hàng Trữ kim đối phó với lạm phát như thế nào?

RBA là ngân hàng trung ương độc lập chịu trách nhiệm trước quốc hội liên bang. Bằng cách điều chỉnh lãi suất, RBA có thể tác động đến cung và cầu, từ đó giải quyết vấn đề lạm phát.

Ông nói “Điều quan trọng nhất đối với lạm phát, là họ sử dụng chính sách tiền tệ, tức là tăng hoặc giảm lãi suất để thực hiện một số công việc.”

 

Khi nền kinh tế hoạt động tốt thì sẽ có rất nhiều nhu cầu.

 

Ông nói “Nếu bạn có một doanh nghiệp, đột nhiên, bạn nhận được rất nhiều nhu cầu về hàng hoá của mình. Nguồn nhân lực bắt đầu thu hẹp, nhưng người tiêu dùng vẫn muốn mua hàng của bạn, bạn sẽ có xu hướng tăng giá.”

“Nếu tất cả các doanh nghiệp làm như vậy, chúng ta có lạm phát. Vì vậy, lượng nhu cầu dư thừa đó là nguyên nhân dẫn đến lạm phát.”

“Những gì Ngân hàng Trữ kim làm là họ tăng lãi suất. Và việc tăng lãi suất khiến cho một bộ phận công chúng Úc đang vay tiền ngân hàng để mua nhà phải trả nợ nhiều hơn.”

“Họ trả lãi suất cao hơn, vì vậy họ có ít tiền hơn để chi tiêu cho những thứ khác. Nhu cầu giảm xuống từ đó.”

“Vì vậy khi nhu cầu ngày càng tăng và gây ra lạm phát, Ngân hàng Trữ kim sẽ nâng lãi suất để cố gắng giảm nhu cầu, và do đó giảm lạm phát.”

 

Nói tóm lại, việc tăng lãi suất là để làm giảm nhu cầu trong nền kinh tế.

 

Tuy nhiên, ông Grudnoff dự đoán tình trạng lạm phát hiện nay sẽ sớm chấm dứt.

 

Ông nói “Lạm phát do nguồn cung thường chỉ có tác động một lần. Vì vậy, nếu giá xăng dầu tăng, rồi sau đó chựng lại, bởi vì không có gì khiến chúng tăng thêm nữa, thì lạm phát sẽ tăng, nhưng rồi sẽ biến mất, bởi vì không có gì để đẩy lạm phát lên cao hơn nữa.”

“Vì vậy, có thể lập luận rằng Ngân hàng Trữ kim không cần phải phản ứng quá mạnh tay với đợt lạm phát này. Lạm phát sẽ tự động biến mất.”