Một cuộc triển lãm mới về xác tàu đắm ở Nam Úc có trưng bày tác phẩm nghệ thuật được vẽ theo phong cách tiểu thuyết. (Minh họa: Holger Deuter)

 

 

NAM ÚC - Con tàu đắm lâu đời nhất ở tiểu bang Nam Úc từ thời thuộc địa, được phát hiện lại vào năm 2018, đã trở thành chủ đề của cuộc triển lãm bảo tàng thực tế ảo 3-chiều (3D) với sự hợp tác giữa các chuyên gia khảo cổ Úc với các chuyên gia thiết kế người Đức.

 

Buổi trưng bày tại Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Úc -  Australian National Maritime Museum – dựng lại câu chuyện về con tàu bị đắm ở tiểu bang Nam Úc vào ngày 8 tháng Mười hai năm 1837.

 

-- --

Trong năm 2023, các chuyên gia nghiên cứu ở thành phồ Sydney, và các sinh viên ở thành phố Kaiserslautern, Đức,  đã phát triển một thiết bị bơi lặn ảo để quan sát xác tàu đắm ở Nam Úc. (Cung cấp: Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Úc)

 

 

Cuộc trưng bày đưa ra góc nhìn của các chuyên gia khảo cổ hàng hải khi họ lặn xuống đến xác tàu, và cho du khách nhìn lại con tàu, khi ấy, ở vùng biển ngoài khơi Victor Harbor trước khi thảm họa xảy ra.

 

Con tàu 3 cột buồm này, là nơi được sử dụng làm trạm săn cá voi, chứa đầy dầu cá voi và sẵn sàng ra khơi hướng đến Hobart trước khi những cơn bão đẩy nó vào một rạn san hô.

 

Tiến sĩ Hunter trên chiếc tàu nghiên cứu được sử dụng khi bắt đầu sử dụng thiết bị thực tế ảo. (Ảnh: cung cấp bởi Heather Berry/Silentworld Foundation)

 

 

Tất cả những người trên tàu đều sống sót, nhưng con tàu bị chìm xuống đáy vịnh Encounter Bay, và vị trí của nó bị mất.

 

James Hunter, ở Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Úc, là một trong những người đứng sau cuộc tìm kiếm xác tàu hồi năm 2018.

 

Ông ấy cũng đã giúp định hình cuộc triển lãm mới, kết hợp nghệ thuật truyện tranh, công nghệ, nhật ký, các ghi chép trong quá khứ và nhiều năm nghiên cứu cũng như dữ liệu từ địa điểm này.

 

 

Dựng lại câu chuyện thật.

Trải nghiệm thực tế ảo đưa người dùng lên một chiếc tàu nghiên cứu, neo đậu trên địa điểm xác tàu ở bờ biển thị trấn Encounter Bay, trước khi quay trở lại đêm giông bão thông qua các bức tranh 3-D vẽ theo lối truyện tranh hoạt hình, lấy từ một cuốn tiểu thuyết truyện tranh sắp xuất bản có tên “Con tàu mất tích” -  The Loss.

 

Tiếp theo, người dùng có thể xem phiên bản được tái tạo chân thực của địa điểm xác tàu đắm, khám phá lịch sử và đồ tạo tác.

 

Sau khi chuyến du ngoạn hoàn tất, du khách đượ cho trở lại mặt nước và thấy mình đang ở trên con tàu Nam Úc được tái tạo, đang neo đậu ở bờ biển Encounter Bay, với trạm săn cá voi có thể nhìn thấy trên bờ.

 

Tiến sĩ Hunter ghi lại thân tàu Nam Úc từ hồi tháng Sáu năm 2019. (Ảnh: cung cấp bởi Irini Malliaros/Silentworld Foundation)

 

Tiến sĩ Hunter nói: “Hệ thống thực tế ảo cung cấp cho người xem tầm nhìn 360 độ xung quanh. Hình ảnh khá tuyệt vời”.

 

Dự án này là đỉnh cao của niềm đam mê lâu dài với câu chuyện về xác tàu đắm dành cho Tiến sĩ Hunter.

 

Khi ấy, ông sắp hoàn thành bằng tiến sĩ vào năm 2011, và đang chuẩn bị cho một thử thách mới khi ông ấy bắt đầu đọc về những chiếc tàu buồm và tình cờ đọc được câu chuyện.

Ông nói "Tôi nghĩ, 'Không thể nào! Tại sao không ai tìm thấy con tàu đắm này nhỉ?'"

 

 

Hợp tác quốc tế

Tiến sĩ Hunter cho biết sự quan tâm của ông trở nên cao độ, và ông đã lùng sục các cuốn nhật ký về con tàu này, được lưu giữ tại Thư viện Tiểu Bang Nam Úc - State Library of South Australia.

 

Khi bắt đầu làm việc tại Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Úc ở thành phố Sydney, ông đã có thể thành lập một nhóm cùng với những người khác từ Đại học Flinders và các tổ chức khác nhau.

 

Ông nói “Chúng tôi đã bắt tay vào làm việc từ năm 2018 và tìm thấy thứ đó.”

 

Ông cho biết ông rất ngạc nhiên trước những gì còn sót lại của xác con tàu, và suy nghĩ rằng, khi con tàu bị dạt lên trên một rạn san hô, đáng lẽ nó đã "hoàn toàn bị nghiền nát thành hư vô".

 

Tác phẩm nghệ thuật mới lạ về những dây xích cảu nỏ neo bị đứt dẫn đến việc con tàu bị đắm. (Ảnh minh họa: Holger Deuter)

 

Tuy nhiên, gần như toàn bộ chiều dài của phần khoang dưới của con tàu vẫn còn nguyên.

 

Khi xác tàu tiếp tục được khám phá, Tiến sĩ Hunter tiếp tục điều tra lịch sử của con tàu.

 

Ông cũng bắt đầu làm việc với Giáo sư Holger Deuter, ở Đại học Khoa học Ứng dụng - University of Applied Sciences, ở thành phố Kaiserlautern, nước Đức, là người thiết kế môi trường thực tế ảo và cũng là một họa sĩ truyện tranh.

 

Từ đó, trong thời gian phong tỏa vì đại dịch COVID, ý tưởng về một cuốn tiểu thuyết đồ họa về con tàu Nam Úc đã ra đời, đồng thời là cơ sở cho cuộc triển lãm và sự kết hợp giữa nghệ thuật, công nghệ, và lịch sử.

Ông nói “Chúng tôi nghĩ, ‘Điều này chẳng phải rất hay nếu chúng ta có thể biến nó thành một phương tiện trực quan, đúng không?’”

 

 

Một lịch sử phong phú

Rất nhiều công việc đã được thực hiện để khiến trải nghiệm trở nên chân thực nhất có thể, bao gồm cả việc mô tả những người trên con tàu.

 

Tiến sĩ Hunter cho biết thậm chí đã có một số cuộc thảo luận về việc liệu khuôn mặt của nam diễn viên Robert De Niro có phải là lựa chọn tốt để đóng vai thuyền trưởng của con tàu này hay không.

 

Những người trên tàu khi nó đi qua rạn san hô gồm những người săn cá voi, và Thẩm phán đầu tiên của Tòa án tối cao Nam Úc, Ngài John Jeffcott - người sống sót sau vụ đắm tàu ​​và qua đời bốn ngày sau đó, khi ông đang ở trên một chiếc tàu săn cá voi khác, bị lật.

 

Trên tàu còn có John Hindmarsh Jnr, con trai của thống đốc đầu tiên của tiểu bang, người gặp nhiều may mắn hơn và sống sót sau cả hai thảm họa.

 

Vị trí xác tàu thường xuyên bị bao phủ và phát hiện khi cát dịch chuyển.

 

Mặc dù con tàu đắm chính thức được phát hiện lại vào năm 2018, nhưng hồ sơ của Bộ Môi trường ghi nhận một người đàn ông địa phương khẳng định ông thường bơi ở nơi đây, trong những năm 1940, để thu thập bu-lông từ đáy biển để dùng làm vật liệu hàn.

 

Ngài John Jeffcott sống sót sau vụ đắm tàu, nhưng bị chết đuối bốn ngày sau đó khi ông đang ở trên một chiếc tàu săn cá voi khác bị lật. (Ảnh: Cung cấp bởi Thư viện Tiểu Bang Nam Úc)

 

 

Điều đó khiến chuyên gia khảo cổ học, Tiến sĩ Hunter, đau đáu trong lòng, ông cho biết ông cũng đã nghe báo cáo về việc có người đã trục vớt được toàn bộ các đĩa gốm sứ từ xác tàu, nhưng chưa từng được các nhà nghiên cứu ngó tới.

 

Xác tàu nằm ở vùng bờ biển  Encounter bay, ngoài khơi thị trấn duyên hải Victor Harbor. (ABC News: Bec Whetham)

 

 

Ông nói “Nếu tình cờ có ai ở vùng duyên hải Victor Harbor có những đồ gốm sứ được trục vớt, tôi rất muốn được gặp họ.”

 

Tiến sĩ Hunter hy vọng cuộc triển lãm sẽ đi đến các bảo tàng khác và cuối cùng trở thành một phần của Bảo tàng Di sản Quốc gia - National Trust Museum - tại thị trấn Victor Harbor.

 

Ông nói “Sẽ thật tuyệt nếu câu chuyện này được dựng lại, nơi có xác tàu.”

"Điều đó có ý nghĩa nhất theo quan điểm của tôi."