Mohammad Al-Khafaji Gám đốc điều hành của tổ chức FECCA. Source: SBS

 

 

 

 

Liên đoàn Các Cộng Đồng Sắc Tộc, gọi tắt là FECCA, cho biết đại dịch COVID-19 cho thấy những người thuộc nguồn gốc và văn hóa khác biệt cần được thụ hưởng việc chăm sóc y tế tốt hơn. Fecca hiện cộng tác để thành lập tổ chức có tên là ‘Hợp tác Y tế Đa văn hóa Úc Châu’ nhằm cung cấp vai trò lãnh đạo và cố vấn về chính sách, nghiên cứu và thực hiện đối với chính phủ, cũng như cải thiện việc tiếp cận chăm sóc y tế trong tinh thần công bằng giữa mọi người.

 

Đại dịch coronavirus đã làm nổi bật mối lo ngại rằng nhiều người Úc không có quyền truy cập vào thông tin y tế và chăm sóc sức khỏe mà họ nên làm.

 

Liên đoàn các Hội đồng Cộng đồng Sắc tộc của Úc gọi tắt là FECCA, đang hoạt động để thành lập 'Tổ chức Hợp tác Y tế Đa văn hóa Úc'.

 

Tổ chức nầy nhằm mục đích cung cấp khả năng lãnh đạo và lời khuyên về chính sách, nghiên cứu và thực hành để đạt được kết quả sức khỏe tốt hơn cho những người có nguồn gốc đa dạng về văn hóa và ngôn ngữ.

 

 

FECCA là nhóm chính đại diện cho các cộng đồng đa văn hóa và sắc tộc.

 

 

Giám đốc điều hành của Fecca, là ông Mohammad Al-Khafaji, nói rằng sự hợp tác này với chính phủ sẽ cải thiện khả năng tiếp cận y tế và công bằng.

Ông nói “Trong một thời gian ngắn, chúng tôi nhận thấy nhu cầu phải có tiếng nói lớn hơn ở cấp quốc gia, để ủng hộ các cộng đồng đa văn hóa và ngôn ngữ, cũng như đa văn hóa về y tế nữa".

 

'Chúng tôi đã thấy những gì đại dịch đã gây ra cho cộng đồng của chúng tôi và những tổn thương chung quanh đó".

 

"Chúng tôi nghĩ rằng đó là cơ hội tuyệt vời, để có tiếng nói quốc gia, tập trung vào tình trạng đa văn hóa về y tế”.

 

“Chẳng hạn như chúng tôi chứng kiến các kết quả sức khỏe của các cộng đồng đa văn hóa dễ bị tổn thương, ở các tòa nhà Melbourne hoặc các cộng đồng của chúng tôi ở miền tây Sydney".

 

'Chúng tôi biết mọi người gặp những thách thức, khi truy cập trực tiếp vào các dịch vụ do hậu quả của đại dịch".

 

'Thế nhưng chúng tôi cũng mong muốn vượt ra khỏi đại dịch và cố gắng xem xét việc gì là rào cản đối với các cộng đồng, để chúng tôi thực sự có thể giải quyết vấn đề với tư cách một tập thể”

 

 

Trong khi các vấn đề nầy có thể hé lộ trước ánh sáng do đại dịch, ông El KHafaji cho rằng một sự hợp tác về y tế toàn quốc, cũng nên xem xét về những rào cản trong tương lai nữa.

 

 

Được biết Fecca chịu trách nhiệm về việc vận động cho Nhóm Cố vấn Y tế chống COVID-19 trong các cộng đồng đa văn hóa, vốn mang lại các khuyến cáo cho chính phủ liên bang.

 

 

Ông cho biết nhóm mới này là một bước đầu, trong việc hình thành một tiếng nói toàn quốc về vấn đề Y tế đa văn hóa, mà các thách thức lớn lao xảy ra trong việc duy trì tiếng nói nầy sau đại dịch.

 

Các tiến bộ đáng kể đã thực hiện nhằm bảo đảm có các thông điệp thích hợp về mặt văn hóa, các cam kết trong cộng đồng cùng việc thu thập dữ kiện, để dẫn đến các sáng kiến về y tế công cộng và chương trình chủng ngừa.

 

Ông nói rằng, Fecca hiện yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc hồi đáp, cũng như các nhà nghiên cứu thông báo về sự phát triển về đề nghị hợp tác trong tương lai.

 

Ông nói “Có nhiều việc cần làm và chúng tôi đã thấy sự thành công của nhóm cố vấn y tế của các cộng đồng đa văn hóa về COVID-19, cũng như sự cộng tác giữa các cộng đồng và chính phủ".

 

"Chúng tôi cũng biết có thể đạt được kết quả như thế nào, khi chúng ta cùng làm việc với nhau”.

 

“Trong giai đoạn đầu tiên, hình thức hợp tác nầy sẽ tiến triển và chúng tôi chỉ muốn thiết lập một nhóm các ưu tiên và qua thời gian, nhưng tôi chắc chắn nó sẽ phát triển thành một hình thức lớn hơn hiện tại và hãy cùng chính phủ cố gắng giải quyết tất cả những vấn đề đó".

 

'Điểm then chốt ở đây là sự hợp tác, chúng tôi không giả vờ rằng chúng tôi biết hết những gì đang làm trong lãnh vực y tế".

 

"Đây là lý do chúng tôi tin chắc rằng, đó là một sự hợp tác để những người có chuyên môn trong một lãnh vực cụ thể, có thể cùng nhau giải quyết một số rào cản đó”.