Một bệnh nhân nắm lấy tay y tá (AAP) Nguồn: EPA / DIEGO AZUBEL/EPA
AUSTRALIA - Một nghiên cứu mới tiết lộ việc liên lạc thường xuyên giữa y tá và bệnh nhân sau khi xuất viện, có thể ngăn ngừa việc tái nhập viện. Một chương trình thí điểm ở Victoria cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ trở lại bệnh viện giảm bớt 66%.
Năm 2017, có 65 bệnh nhân nhập viện là một phần của chương trình thí điểm tại Peninsula Health ở Victoria.
Mục đích của chương trình là để xét xem, sẽ có lợi như thế nào nếu bệnh nhân được một y tá có trình độ chuyên môn hỗ trợ qua điện thoại, trong tháng đầu tiên sau khi xuất viện.
Được biết Đại học Đào tạo Bác sĩ Hoàng gia Úc Châu, đã công bố những phát hiện của mình.
Bà Rebecca Pang, là tác giả chính của cuộc nghiên cứu, đồng thời là bác sĩ lâm sàng tại bệnh viện Peninsula Health.
Bà nói "Nghiên cứu này là về việc áp dụng thuật toán rủi ro của các nhà cung cấp dịch vụ chính phủ, để theo dõi những người có nguy cơ cao tái nhập viện".
"Chúng tôi đã cung cấp dịch vụ điều hướng chăm sóc trong nhiều tháng và sau đó xem xét liệu họ có quay lại bệnh viện hay không".
"Chúng tôi đã cung cấp dự án thí điểm này cho khoảng 65 bệnh nhân bởi một y tá bán thời gian, sau một tháng chúng tôi thấy rằng, đạt mức giảm khoảng 66% về nguy cơ tái nhập viện sau đó”.
Được biết thuật toán được Bộ Y tế Victoria phát triển, nhắm vào những bệnh nhân được coi là 'có nguy cơ'.
Họ được định nghĩa là có rối loạn sức khỏe phức tạp, hoặc người cao tuổi và có nhiều khả năng sống một mình.
Những bệnh nhân đó được chỉ định một 'người điều hướng chăm sóc', người này giúp điều phối việc chăm sóc bệnh nhân, giữa các nhà cung cấp dịch vụ cộng đồng, trong 30 ngày sau khi họ xuất viện.
Người y tá được chỉ định sẽ giúp theo dõi các cuộc hẹn, liên lạc với một bác sĩ đa khoa địa phương và thậm chí hỗ trợ vận chuyển và nhà ở.
Bà Pang cho biết, đã nhận được phản hồi tích cực từ các bệnh nhân trong chương trình thử nghiệm.
Bà nói "Tất cả họ đều đánh giá cao, vì thông thường sau khi đến bệnh viện, bạn cảm thấy hơi lạc lõng".
"Bạn không biết và đôi khi trong nhóm của chúng tôi, họ có một tình trạng mãn tính, họ luôn bị bệnh".
"Ngoài ra việc nầy cũng rất phức tạp, bởi vì chúng có thể có những vấn đề hàng ngày khác, mà chúng cần giải quyết".
"Vì vậy để có thêm sự hỗ trợ, họ rất vui khi ai đó thực sự gọi cho họ một cuộc điện thoại, chỉ cần một cuộc điện thoại đơn giản để theo dõi và xem họ thế nào".
Bà Pang cho biết, Peninsula Health đã tiếp tục cung cấp kế hoạch Điều hướng Chăm sóc cho những bệnh nhân có nguy cơ. kể từ chương trình thí điểm chính thức bắt đầu vào năm 2017.
Giám đốc điều hành của Đại học Điều dưỡng Úc, là bà Kylie Ward, đã hoan nghênh những phát hiện này.
Bà Kylie Ward nói "Bằng chứng luôn cho thấy rằng, các y tá làm việc độc lập và toàn diện, là những y tá hài lòng nhất".
"Không có y tá nào muốn thấy ai đó nhập viện trở lại, vì sự chăm sóc của họ không được phối hợp".
"Tôi nghĩ rằng vào cuối ngày, mặc dù chúng tôi có thể mệt mỏi, hoặc có thể cung cấp nhiều hơn một chút so với khả năng chúng tôi, vấn đề thực sự quan trọng là chúng tôi muốn điều tốt nhất cho bệnh nhân của mình ".
Bà Ward cho biết, mặc dù các y tá đã phải đối mặt với khối lượng công việc nặng nề, nhưng về lâu dài sẽ có nhiều lợi lộc, khi phát triển các công cụ điều hướng chăm sóc, vì nó làm giảm số lượng bệnh nhân quay lại bệnh viện.
Bà Kylie Ward nói "Những gì tôi sẽ xem xét là các vị trí được phân bổ, hoặc bố trí nguồn lực như thế nào để các y tá có thể làm việc thực sự trong khu vực giữa cộng đồng và khu cấp tính, để mọi người không cần phải quay lại khu vực cấp tính khi họ có thể ở nhà".
"Cần nhiều tiền phải chi cho y tế, cũng như có nhiều cách để làm điều đó hiệu quả hơn và giúp các bác sĩ hài lòng, đây sẽ là một ví dụ tuyệt vời”.
Trong khi đó Phó Giáo sư Nadine Andrew đến từ Trung tâm Sức khỏe Người cao tuổi Quốc gia và là tác giả chính của nghiên cứu.
Bà nói rằng những người từ các cộng đồng đa văn hóa, cũng sẽ được hưởng lợi từ chương trình Điều hướng Chăm sóc.
Bà nói Nadine Andrew "Việc hiểu biết về sức khỏe là một yếu tố thực sự quan trọng, trong việc mọi người quay trở lại bệnh viện".
"Tôi nghĩ rằng, đôi khi chúng ta đánh giá thấp hệ thống y tế của chúng ta phức tạp như thế nào, đặc biệt là đối với những người có vấn đề sức khỏe thực sự phức tạp".
"Tôi cho rằng nếu chúng ta sẽ có một mô hình hiệu quả ở những người không nói tiếng Anh hoặc nền tảng văn hóa đa dạng, thì chúng ta sẽ cần xây dựng sự linh hoạt trong chương trình, để chúng ta có thể giải quyết các nhu cầu cụ thể của các nhóm đó ".
Giáo sư Andrew cho biết, chương trình ‘Điều hướng Chăm sóc có Mục tiêu’ sẽ giúp định hướng các nguồn lực ở nơi cần thiết nhất và giảm bớt căng thẳng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe, do dân số lão hóa gây ra.
Bà nói rằng, gánh nặng tài chính đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe, cũng có thể được giảm bớt bằng cách giảm số lần tái nhập viện không cần thiết, nhưng cần có một thử nghiệm lớn hơn để hiểu đầy đủ những phát hiện này.
Bà nói "Tôi đoán, lý tưởng nhất là bạn sẽ muốn triển khai nó như một số loại thử nghiệm ngẫu nhiên từng bước hoặc từng nhóm, điều đó có nghĩa là bạn sẽ phát triển tuần tự nó trên một số dịch vụ y tế và sau đó kiểm tra hiệu quả của nó trên một dân số thực sự lớn".
"Tôi đoán một trong những thách thức với dân số nhỏ, là họ là một nhóm người rất rời rạc và có lẽ hiệu quả của việc can thiệp cũng phụ thuộc khá nhiều vào kỹ năng của y tá nữa”.