Thị trấn nơi người dân và thú cưng của họ không uống nước máy.(Angelique Donnellan)
Trời nóng đến 39 độ C và khi con chó của Janet Nisted khát nước và nhấp một ngụm nước trong bát của nhưng và nó bỏ đi.
Bà nói với bản tin 7.30 rằng "Những chú chó không thích nước ở đây. Chúng sẽ không uống được nước".
Chào mừng bạn đến thị trấn Quorn, cách Adelaide bốn giờ chạy xe về phía bắc, nơi một cuộc khủng hoảng đang diễn ra làm cho cư dân địa phương và động vật của họ không uống nước máy được.
Ngay cả công ty cung cấp nước của tiểu bang, SA Water, cũng thừa nhận nước ở đây không thực hiện được các nguyên tắc về mùi vị.
Janet Nisted trả tiền nước tương đương với cư dân ở Adelaide, nhưng giống như nhiều cư dân Quorn, cô không uống được nước từ vòi. (ABC News: Angelique Donnellan)
Bà Nisted nói "Hương vị thật kinh khủng. Nó rất mặn và để lại cặn trên mọi thứ".
“Xà-bông không tạo bọt, dầu gội không tạo bọt, tóc bạn có cảm giác như rơm và da thì khô và ngứa.”
"Có những người đã sống ở đây 10, 20, 30, 40 năm và họ đã uống rất nhiều nước ở đây, theo đúng nghĩa đen."
1.200 cư dân ở thị trấn Quorn được cung cấp nước từ giếng khoan.
Ken Anderson, là Thị trưởng của khu vực Flinders Ranges, cho biết mặc dù nước được coi là an toàn theo hướng dẫn về quy định đối với nước uống của tổ chức Australian Drinking Water nhưng nó không thể uống được – với hàm lượng khoáng chất cao, gồm cả natri.
Ken Anderson, Thị trưởng khu vực Flinders Ranges, cho biết tình hình lẽ ra đã được giải quyết nếu họ sống ở Adelaide. (Tin tức ABC: Angelique Donnellan)
Ông nói với bản tin 7.30 rằng: “97% cư dân không uống nước ở đây”, trích dẫn một cuộc khảo sát do sở thủy lợi SA Water thực hiện.
“Bạn có thể bị lừa khi nhìn vẻ ngoài trong trẻo của nó.”
"Bạn nhìn giấm mà xem. Giấm rất trong, và nếu bạn uống giấm, bạn sẽ hơi sốc, và nó không khác gì nước của chúng tôi."
Mặc dù có vẻ ngoài như vậy nhưng nước máy ở Quorn lại chứa đầy khoáng chất trong đó có natri, ảnh hưởng đến mùi vị của nó. (Tin tức ABC: Carl Saville)
Thị trấn Quorn dựa vào du lịch và là nơi để các đoàn làm phim chọn làm bối cảnh cho các bộ phim, trong đó có phim Gallipoli, và phim truyền hình dài tập Wolf Creek và The Tourist.
Nhiều cư dân có bể chứa nước mưa nhưng không có giải pháp nào ở vùng hẻo lánh ở tiểu bang Nam Úc do lượng mưa thấp.
Bà Nisted cho biết: “Ban đầu, chúng tôi chi 15.000 đô-la để lắp thêm các bể chứa nước và lắp đặt hệ thống bơm nước vào”.
"Hầu hết mọi thứ chúng tôi đều dựa vào nước mưa. Nhưng ở đây mưa không nhiều. Lượng mưa của chúng tôi rất thấp, và vì vậy, chúng tôi hiện đang ở tình thế phải mua nước và... giá nước rất đắt.”
'Nó phá hủy mọi thứ'
Hương vị không phải là vấn đề duy nhất. Các khoáng chất trong nước có tính ăn mòn cao và bà Nisted nói rằng cư dân phải gánh chịu những hóa đơn bảo trì khổng lồ.
Bà nói: "Cặn khoáng phá hủy hệ thống ống nước hoặc đồ đạc và phụ kiện. Bạn phải thay thế chúng thường xuyên. Hệ thống nước nóng, vòi hoa sen, vòi nước, nhà vệ sinh - nó phá hủy gần như mọi thứ".
Ông Anderson cho xem một hệ thống nước nóng bảy năm tuổi đã bị hư hỏng.
Ông nói: “Bạn có thể thấy qua các mảng chất bẩn và các cặn khoáng chất bán bên trong hệ thống nước nóng đó thật kinh khủng”.
Các khoáng chất trong nước đang ăn mòn các thiết bị, như bình nước nóng trong ảnh này. (ABC News: Angelique Donnelan)
Cư dân Quorn trả giá nước tương tự như người dân ở Adelaide.
Ông Anderson nói: “Nếu ở Adelaide, tình trạng này đã được khắc phục.”
"Cư dân Adelaide sẽ không chấp nhận điều này, và câu hỏi đặt ra là tại sao chúng tôi ở nơi đây phải chịu đựng như thế này?"
Vào một ngày nóng nực lúc phóng viên của bản tin 7.30 đến thăm thị trấn Quorn, hồ bơi do hội đồng điều hành đã đóng cửa vì máy bơm bị ăn mòn.
Ông Anderson nói: “Chúng tôi nhận được ít nhất 50.000 đô-la mỗi năm từ hội đồng… để khắc phục các vấn đề về chất lượng nước và các vấn đề do nước gây ra, và 50.000 đô-la đó sẽ được cộng vào chi phí của người dân”.
Bộ trưởng về nước tiểu bang Nam Úc: 'Tôi sẽ nếm thử'.
Người dân đang yêu cầu chính quyền tiểu bang Nam Úc xây dựng cho họ một nhà máy khử muối nhưng Bộ trưởng Nước, Susan Close, cho biết khoản đầu tư như vậy hiện không khả thi.
Bà Close nói "Nhà máy khử muối ở thị trấn Quorn sẽ tiêu tốn khoảng 50 triệu đô-la. Chúng tôi phải trả khoản tiền đó bằng cách nào?"
"Thách thức là chúng tôi không có số tiền vô hạn. Khi chúng tôi chi tiền cho sở thủy lợi SA Water, mỗi khách hàng đều phải trả tiền."
Susan Close, Bộ trưởng về Nước, cho biết hiện tại không có nguồn tài trợ cho nhà máy khử muối ở thị trấn Quorn. (Tin tức ABC: Carl Saville)
Bà Close cho biết các dự án khác về an ninh nước được ưu tiên cao hơn, vì, mặc dù có mùi vị khó chịu nhưng nước ở thị trấn Quorn vẫn an toàn để uống.”
Bà nói "Tôi chưa thử nhưng tất nhiên, lâu lâu tôi sẽ đi qua khu vực đó và sẽ nếm thử. Tôi hiểu. Tôi thông cảm".
“Chúng tôi phải đặt lên đầu danh sách bất kỳ nguồn cung cấp nước nào có nguy cơ không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng nước uống, và, Quorn cũng vậy.”
Quorn không phải là thị trấn duy nhất trong khu vực phải chịu đựng nguồn nước kém phẩm chất.
Thị trấn Quorn chỉ cách Adelaide bốn giờ chạy xe nhưng họ đang gặp phải tình trạng khủng hoảng nước. (Tin tức ABC: Carl Saville)
Một bài báo hồi năm 2022, đăng trên tạp chí NPJ Clean Water, cho thấy gần 628.000 người trên 408 địa điểm ở Úc gặp vấn đề với phẩm chất của nước.
Liên Hợp Quốc đã đặt mục tiêu "đạt được khả năng tiếp cận phổ cập và công bằng với nước uống an toàn và giá cả phải chăng cho tất cả mọi người" vào năm 2030.
Doanh nghiệp nhỏ buộc phải hành động
Deryck Carruthers, một chủ doanh nghiệp nhỏ chán nản vụ việc này ở Quorn, đã tự mình giải quyết vấn đề bằng cách lắp đặt thiết bị để loại bỏ các khoáng chất rắc rối khỏi nước máy.
Và thiết bị này không hề rẻ.
Ông Carruthers nói: “Đối với chúng tôi, tổng số tiền đầu tư vào thiết bị thực tế và nhân công của một thợ sửa ống nước là khoảng 10.000 đô-la.
Nhưng thiết bị làm mềm nước không phải là giải pháp hoàn toàn hiệu quả.
Máy rửa chén tại cơ sở kinh doanh bán lẻ và quán cà phê của ông Carruthers vẫn bị ăn mòn.
Cuộc khủng hoảng nước đang ảnh hưởng đến các chủ doanh nghiệp như Deryck Carruthers và Nigel Bullamore. (ABC News: Carl Saville)
Họ cũng sở hữu tiệm giặt ủi ở địa phương, và họ đã cân nhắc việc đóng cửa.
Ông nói: “Cá nhân tôi không tin rằng việc thay thế máy móc mới, hoặc tiếp tục khả năng tồn tại của một tiệm giặt ủi với chất lượng nước là cần thiết”.
“Đối với tôi, mét vuông bất động sản sẽ là khoản đầu tư tốt hơn nhiều vào hầu hết mọi thứ khác, miễn sao, nó không phụ thuộc vào việc sử dụng nước.”
Mặc dù chính quyền tiểu bang Nam Úc không đưa ra bảo đảm, hay mốc thời gian nào, về thời điểm vấn đề nước ở thị trấn Quorn sẽ được khắc phục, nhưng người dân cho biết họ sẽ không ngừng đấu tranh.”
Ông Anderson nói với bản tin 7.30 rằng: “ Chúng tôi đã yêu cầu chính quyền giúp đỡ trong tình huống này. Sự giúp đỡ mà chúng tôi nhận được là ‘chúng tôi cảm thấy tiếc cho các bạn nhưng số tiền cao quá’ ”.
“Tôi muốn, mỗi tuần, gửi cho mỗi bộ trưởng một chai nước để họ có thể pha tách trà bằng nước đó và xem mọi việc diễn ra như thế nào.”