Bác sĩ Erin Brazel và Carla Gallasch đang nghiên cứu một loại vắc-xin phòng vi khuẩn gây nhiễm trùng tai. (Ảnh: cung cấp bởi Đại học Adelaide; abc.net.au)

 

NAM ÚC – Các nghiên cứu gia đang nghiên cứu cho việc tạo ra một loại vắc-xin chống nhiễm trùng tai ở trẻ em do vi khuẩn.

 

Loại vắc-xin này sẽ nhắm vào một trong những loại vi khuẩn chính gây nhiễm trùng, được gọi là Haemophilus influenzae không thể định loại.

 

Trưởng nhóm nghiên cứu, bác sĩ Erin Brazel, từ Đại học Adelaide, cho biết một loại vắc-xin hiệu quả sẽ là một thành tựu quan trọng, vì hiện nay, hơn 80 phần trăm trẻ em ở Úc bị nhiễm trùng tai giữa khi chúng lên ba tuổi.

 

Cô nói "Căn bệnh có thể trở nên nghiêm trọng trong một số trường hợp."

"Điều có thể xảy ra là có rất nhiều áp lực đằng sau màng nhĩ trong trường hợp nhiễm trùng tai giữa này gây ra rất nhiều cơn đau.”

"Nó cũng có thể liên quan đến mất thính lực và điều đó có tác động thực sự lâu dài đến các kỹ năng học tập và xã hội của trẻ em."

Bác sĩ Brazel cho biết vắc-xin sẽ được tạo ra từ vi khuẩn đã chết.

 

Cô nói: “Phương pháp mà chúng tôi sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn không tác động vào hình thể bên ngoài của vi khuẩn.”

"Mục đích là đưa hệ thống miễn dịch của người tiếp xúc với vi khuẩn để sau này nếu bạn tiếp xúc với nó, cơ thể bạn có thể nhận ra vi khuẩn và phát triển các kháng thể để giúp loại bỏ sự nhiễm trùng."

 

Các thử nghiệm trên lâm sàng đang được tiến hành đối với một loại vắc-xin phế cầu khuẩn mới mà trường đại học này cũng đã giúp phát triển.

 

Bác sĩ Brazel cho biết nếu mọi việc suôn sẻ, có thể có những cơ hội thú vị phía trước.

 

Cô nói “Chúng tôi muốn kiểm tra xem liệu chúng tôi có thể kết hợp hai loại vắc-xin này để thực sự nhắm đến hai nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng tai hay không,”

 

Cũng có khả năng một loại vắc-xin cũng có thể được sử dụng để ngăn chặn các triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) - một tình trạng viêm phổi trở nặng.

 

Bác sĩ Brazel nói "Chúng tôi hy vọng rằng nếu một loại vắc-xin có hiệu quả chống lại những vi khuẩn này, chúng tôi có thể nhắm mục tiêu đến những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và ngăn chặn căn bệnh xảy ra".

 

 

Cô bé Anabelle hai tuổi bị nhiễm trùng tai dai dẳng. (Nguồn: Marlee Telfer; abc.net.au)

 

Marlee Telfer, một bà mẹ ở Nam Úc, có cô con gái hai tuổi, tên Anabelle, đã bị nhiễm trùng tai 14 lần trong năm nay, cho biết tin tức về một loại vắc-xin tiềm năng, khi có, sẽ làm một sự giải cứu.

 

Cô Telfer nói “Năm ngoái, con gái tôi bị  nhiễm trùng tai 16 lấn,”

"Con bé không có kỹ năng giao tiếp tốt nên thường phải đoán xem có điều gì không ổn không và liệu  con bé có bị đau không."

 

Người mẹ cho biết cô ta đã cố gắng xin giấy giới thiệu của bác sĩ đa khoa để được gặp bác sĩ chuyên về tai mũi họng vì lượng thuốc kháng sinh mà con gái cô đang phải uống.

 

Cô nói: “Tôi nghĩ rằng vắc-xin là một lựa chọn tuyệt vời cho những trẻ em không đủ điều kiện để theo đuổi lịch điều trị lập đi lập lại.”

"Tôi muốn con tôi có thứ gì đó tốt hơn là uống kháng sinh liên tục.”

 

Tiến sĩ Brazel cho biết dự án đang ở giai đoạn phát triển ban đầu.

 

Cô nói: “Thông thường, các loại vắc-xin mất khoảng 10 đến 15 năm để từ giai đoạn phát triển ban đầu cho đến khi chúng được cấp phép sử dụng.”

"Chúng tôi hy vọng sẽ đạt được trong khoảng 10 đến 15 năm."