Lily D'Ambrosio, Bộ trưởng Tài nguyên, Năng lượng và Hành động Khí hậu Tiểu bang Victoria, trong phiên điều trần công khai của Ủy ban Tư pháp Yoorrook ở Melbourne, Thứ Hai, ngày 22 tháng 4 năm 2024. (Hình ảnh AAP / Diego Fedele) KHÔNG LƯU TRỮ Tín dụng: AAPIMAGE
Một phúc trình mới xác định các rào cản và yếu tố tạo điều kiện, cho việc nói lên sự thật một cách hiệu quả, giữa những người thuộc các Quốc gia thứ nhất (First Nations) và những người không phải Bản địa. Nghiên cứu của Đại học New South Wales và tổ chức Hòa giải Úc Châu làm dấy lên lời kêu gọi hành động tiếp theo, từ các Hội đồng địa phương và các cơ quan chính phủ, để cải thiện tiến trình nói lên sự thật của họ.
Khi Trưởng lão Thổ Dân, Garry Matthews, còn là một đứa bé sơ sinh, ông đã bị hệ thống phúc lợi xã hội tách khỏi cha mẹ.
Sinh năm 1955, là con út trong gia đình có 5 anh chị em, người đàn ông thuộc bộ tộc Gadigal nói rằng, hệ thống đã đối xử bất công với ông.
Garry Matthews nói "Tôi có mẹ gốc Thổ dân và cha không phải là người Thổ dân".
"Khi còn nhỏ, chính phủ thời đó đã quyết định rằng, tốt nhất là chúng ta nên sống, hoặc bị tách khỏi mẹ và không được trao cho cha, mà thực sự bị tách khỏi mẹ”.
Ông Garry Matthews nói rằng, việc sau đó được xếp chung với các thành viên khác trong gia đình, là một vấn đề khó khăn.
"Bên cạnh tôi là chị gái kế tôi và tôi, chúng tôi sẽ bị tách ra và đi vào những ngôi nhà khác nhau, những ngôi nhà không phải của Thổ dân".
"Còn chị cả và anh rể của tôi đã quyết định, sẽ không để điều đó xảy ra và thực sự đưa họ vào nhà".
"Họ chỉ mới cưới nhau được 6 tháng và đột nhiên, họ có thêm một đứa 8 tuổi và một đứa 2 tuổi".
"Vì vậy nó phù hợp với hệ thống bởi vì, bạn biết đấy, chúng tôi không nằm trong tầm ngắm của phúc lợi xã hội và bị coi là bị bỏ rơi, hay bất cứ điều gì khác”.
Phải đến 20 năm sau, ông mới gặp được cha mẹ mình trước khi họ qua đời và nhận ra rằng, ông không phải là đứa trẻ Thổ dân duy nhất trải qua điều này.
Ông Garry cũng nói rằng, ông lớn lên với nỗi sợ hãi liên tục, bị bắt đi lần nữa.
"Ngay từ khi còn rất nhỏ, tôi đã hiểu những xúc cảm khi nghe từ ‘phúc lợi’.
"Khi còn trẻ, tôi thường chạy ra phía sau nhà họ và chạy vào bụi rậm".
"Khi ai đó nói rằng có phúc lợi ở đây, thì đó là nỗi sợ bị loại bỏ”,
“Nếu chúng ta không nói sự thật và đánh thẳng vào mặt những người đưa ra quyết định, thì không có gì có thể thay đổi được.”
Được biết Tổ chức Hòa giải Úc Châu Reconcilation Australia và Đại học New South Wales, đã đưa ra một phúc trình chung mới có tên là, ‘Hãy Nhận Chân Quá Khứ', trong đó xác định các rào cản có thể tồn tại trong tiến trình nói sự thật, đối với lịch sử di dời trẻ em bản địa và các chính sách khác của chính phủ.
Phúc trình phát hiện ra rằng, đối với khoảng một nửa số người được hỏi là Thổ dân, một trong những rào cản chính, là nỗi sợ phải trải qua đau khổ hoặc chấn thương.
Nhưng chuyên gia nghiên cứu cao cấp Anne Maree Payne, từ đại học NSW, cho biết báo cáo cũng cho thấy các cộng đồng của các Quốc gia Bản địa, không muốn chỉ nói về những trải nghiệm tiêu cực.
Anne Maree Payne nói "Những người thuộc các Quốc gia Đầu tiên mà bạn biết quan tâm đến việc nói sự thật, để tôn vinh sự kiên cường và sự sống còn của những người thuộc các Quốc gia Đầu tiên".
"Vì vậy, không phải lúc nào cũng nói về những điều tiêu cực trong quá khứ".
"Đôi khi đó là việc thừa nhận sự sống sót cũng như sức mạnh và quyền tự quyết của những người thuộc các Quốc gia Bản địa, hoạt động tích cực của những người quan trọng trong quá khứ".
"Người Thổ dân và dân đảo Torres, muốn sự đa dạng trong cộng đồng của họ được công nhận, trong việc nói lên sự thật”.
Trong khi đó hơn một nửa số người trả lời là người bản địa, cũng lo lắng rằng tiến trình nói sự thật có thể nhấn mạnh sự chia rẽ và khác biệt, giữa người Úc bản địa và người Úc không phải là bản địa.
Những người trả lời là Thổ dân và dân đảo Torres cho biết, việc nói sự thật được coi là một bước thiết yếu, trong việc xác định lại mối quan hệ với những người và tổ chức, không phải là người bản địa.
Giám đốc điều hành của Reconcilation Australia, bà Karen Mundine, đến từ quốc gia Bundjalung.
Bà nói "Chúng tôi biết rằng, nếu cuối cùng chúng tôi muốn đạt được một hiệp ước, hoặc chúng tôi muốn giải quyết mối quan hệ giữa các Quốc gia bản địa, các dân tộc và những người Úc khác, thì chúng tôi phải điều tra quá khứ của mình, phải hiểu rõ cơ sở của các mối quan hệ đã có trong quá khứ, nhưng vẫn tiếp tục diễn ra ngày hôm nay".
"Bởi vì nếu không, chúng ta sẽ tiếp tục mắc phải những sai lầm tương tự, sẽ tiếp tục duy trì những hệ thống không phù hợp với người dân các Quốc gia Thứ nhất, hoặc trong một số trường hợp chủ động loại trừ chúng ta và chúng ta hãy xem điều đó, diễn ra hết lần này đến lần khác”.
Bà Mundine nói rằng, việc nói sự thật là quan trọng đối với bất kỳ ai và chính quyền địa phương có thể đóng một vai trò quan trọng.
"Khi chúng ta nói về cộng đồng địa phương, chính quyền địa phương có vai trò to lớn trong việc này".
"Đơn giản như việc suy nghĩ về lý do, tại sao một số địa điểm nhất định được gọi như tên gọi của chúng, cho dù đó chỉ là thay thế hoặc đặt tên kép bằng cách đặt tên của các Quốc gia thứ nhất, nhưng đôi khi cũng có một số cái tên không phù hợp, được sinh ra từ một thời đại mà chúng ta không còn sống nữa".
"Tôi nghĩ chúng ta có thể tìm ra những cách tốt hơn và những cái tên hay hơn, để nói về dù đó là vùng ngoại ô, công viên hay tên đường”.
Bản phúc trình cũng gợi ý rằng, phần lớn những người không phải bản địa, đều có động lực tìm hiểu về việc nói sự thật.
Bà Anne Maree Payne cho biết, hy vọng cuối cùng là báo cáo có thể mang các cộng đồng của các quốc gia thứ nhất và người Úc không phải bản địa, đến gần nhau hơn.
Bà nói "Cả những người thuộc các quốc gia thứ nhất và không phải bản địa đều muốn việc nói ra sự thật, để xây dựng sự hiểu biết chung về lịch sử nước Úc".
"Cả hai nhóm đều muốn việc nầy, nâng cao hiểu biết của mọi người ,về tác động của quá khứ đối với cuộc sống của người dân các Quốc gia Thứ nhất ngày nay".
"Họ muốn nó đóng góp vào công lý, cho người dân các Quốc gia Đầu tiên, để họ có thể chia sẻ một số hiểu biết”.
Còn kinh nghiệm của ông Garry về hệ thống phúc lợi, đã truyền cảm hứng cho ông, dành hàng thập niên vận động cho việc nói lên sự thật, để những người không phải Bản địa có thể hiểu được, tác động của các chính sách trong quá khứ.
Ông Garry Matthews. nói rằng điều quan trọng là, tất cả chúng ta đều học được từ những sai lầm trong quá khứ.
"Người Thổ dân và người dân đảo Torres, đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các chính sách và luật pháp trước đây của chính phủ trong 80 năm qua".
"Và chúng tôi vẫn đang cảm nhận được, tác động của những chính sách và luật pháp đó".
"Nếu chúng ta không nói sự thật và đánh thẳng vào mặt những người đưa ra quyết định, thì không có gì có thể thay đổi được”.