Bộ trưởng Năng lượng Úc, Angus Taylor, và Thủ tướng Scott Morrison theo đuổi việc bảo vệ chính sách biến đổi khí hậu của họ khi đối mặt với những lời chỉ trích. Nguồn: AAP
Thủ tướng Úc đã chỉ ra rằng Trung Quốc là nước xã khí thải gây ô nhiễm không khí cao nhất thế giới sau một báo cáo nghiêm trọng về sự nóng lên toàn cầu.
Chính phủ Úc đang chịu áp lực ngày càng tăng do sự thiếu tham vọng về chống biến đổi khí hậu, nhưng Thủ tướng Scott Morrison đã theo đuổi việc bảo vệ lập trường của chính phủ ông, và nói rằng ông "sẽ không chi tiêu bừa bãi nhân danh người dân Úc".
Thay vào đó, ông chỉ ra rằng Trung Quốc là nước chịu trách nhiệm cho việc phát thải khí nhà kính nhiều hơn toàn bộ 38 quốc gia trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organisation for Economic Co-operation and Development - OECD) cộng lại.
Hôm thứ Ba, ông Morrison nói với các phóng viên ở Canberra rằng “Chúng ta không thể bỏ qua thực tế rằng các nước đang phát triển chiếm 2/3 lượng khí thải toàn cầu, và lượng khí thải đó đang tăng lên. Đó là sự thật rõ ràng."
“Và một thực tế cũngrõ ràng là lượng khí thải của Trung Quốc chiếm nhiều hơn cả khối OECD cộng lại”.
Sau cuộc họp báo trong ngày, ông đã trích dẫn John Kerry, người đã đảm nhận vai trò đặc biệt của Tổng thống về hành động khí hậu ở Hoa Kỳ.
Ông Morrison nói: “Ông John Kerry nói nếu Hoa Kỳ giảm lượng khí thải của mình xuống 0, và Trung Quốc tiếp tục làm những gì họ đang làm như ngày hôm nay, thì về cơ bản, sự thể sẽ không tạo ra sự khác biệt một chút nào cả”.
Thủ tướng nói các nước đang phát triển không nên bị trừng phạt vì sử dụng nhiên liệu hóa thạch mặc dù báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc kêu gọi chấm dứt ngay lập tức và khẩn cấp việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Ông Morrison nhắc lại câu khẩu hiệu của chính phủ là phải tìm cách sử dụng công nghệ thay vì các sắc thuế để chống lại biến đổi khí hậu.
Ông nói: “Cách tiếp cận của Úc là không đánh thuế vào việc làm, hoặc từ chối công ăn việc làm cũng như các ngành công nghiệp mà chúng nên được phát triển, cũng như chúng ta nên có những công ăn việc làm đó ở đất nước này.”
Thủ tướng cũng nói về một nhóm người biểu tình bôi bẩn Tòa nhà Quốc hội (Parliament House) hồi hôm thứ Ba khi những người này muốn phản đối chính sách khí hậu ngoan cố của chính phủ.
Một phụ nữ với chiếc xe đẩy được đốt cháy trong cuộc biểu tình bên ngoài Tòa nhà Quốc hội ở thủ đô Canberra hôi hôm thứ Ba. Nguồn: AAP
Nước Úc nói về công nghệ trong việc chống biến đổi khí hậu.
Ủy hội liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (United Nations' Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo về những gì xã hội đang làm với chính mình, thúc giục nước Uc, tách mình ra khỏi việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Ông Morrison đã từ chối cam kết về mục tiêu không phát thải ròng vào năm 2050. Hơn 120 chính phủ khác đã cam kết như vậy bao gồm Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ.
Chính phủ Úc cũng đã từ chối tham vọng hơn trong việc giảm lượng khí thải vào năm 2030, với một số thành viên của chính phủ tiếp tục phủ nhận sự cần thiết phải hành động.
Nước Úc dự kiến sẽ cắt giảm 29 phần trăm lượng khí thải so với mức khí thải của năm 2005 vào năm 2030, so với mục tiêu của Thỏa thuận Paris là từ 26 đến 28 phần trăm.
Ông Morrison và bộ trưởng năng lượng liên bang, Angus Taylor, đặt niềm tin vào công nghệ thu giữ và lưu trữ thán khí carbon, cũng như các khoản đầu tư trong tương lai vào việc phát triển "hydro sạch".
Ông Morrison nói: “Điều quan trọng là chúng ta bảo đảm rằng những đột phá công nghệ là cần thiết để biến đổi thế giới trong 10, 20 và 30 năm tới”.
"Điều tôi đang nói là nếu c tập trung vào các giải pháp chính trị thì chúng ta sẽ không giải quyết được vấn đề này. Tập trung vào các giải pháp công nghệ sẽ mang lại sự thay đổi".
Hôm thứ Ba, ông Taylor cũng chỉ ra rằng mạng lưới các tấm điện mặt trời trên mái nhà của hộ gia đình ở Úc đứng đầu thế giới là bằng chứng rằng nước Úc đang làm phần việc của mình để hướng tới nguồn năng lượng sạch hơn.
Trường hợp xấu nhất là nhiệt độ toàn cầu tăng lên.
Bản đánh giá lần thứ sáu của ủy hội IPCC được công bố vào tối thứ Hai vừa qua cho thấy sự nóng lên toàn cầu cao hơn mức tiền công nghiệp ít nhất 1,5 độ C (Celsius) được dự đoán sẽ xảy trong vòng 20 năm tới.
Các khoa học gia về khí hậu cho rằng sẽ đạt mốc vượt 1,5 vào đầu những năm 2030.
Trên toàn cầu, các cam kết hiện tại không phù hợp với việc làm cho nhiệt độ được giữ ở mức 1,5 hoặc thậm chí dưới 2 độ.
Dự báo trong trường hợp xấu nhất cho thấy sự ấm lên từ 3,3 đến 5,7 độ trong khoảng thời gian từ năm 2081 đến năm 2100, với ước tính thấp nhất là khoảng 4,4 độ.
(LH, Theo au.news.yahoo.com)