Một tấm hình chụp lại cảnh chuyến bay di tản đầu tiên của Lực Lượng Quốc Phòng Úc Đại Lợi đến từ thủ đô Kabul mang theo 26 người vào ngày 18 tháng Tám, 2021. Ảnh: AAP

 

 

 

 

AUSTRALIA - Nước Úc phải gia tăng mức thu nhận người tỵ nạn Afghanistan đến mức ít nhất 20 ngàn người, đó là một trong các thông điệp chính yếu của cuộc điều tra quốc hội về việc nước Úc can dự vào Afghanistan. Được biết các nhóm nhân quyền, cố vấn luật pháp, gia đình của các binh sĩ Úc, dịch vụ hỗ trợ cựu chiến binh và những nhà vận động đã điều trần trước một Ủy ban, kêu gọi Úc phải làm thêm nữa để hỗ trợ cho người Afghanistan trốn khỏi đất nước khi Taliban chiếm trọn A Phú Hãn.

 

 

Các nhóm nhân đạo đã nói với một cuộc điều tra của quốc hội về sự tham gia của Úc ở Afghanistan rằng, Úc nên tăng lượng người tị nạn Afghanistan của mình lên ít nhất 20 ngàn người.

 

 

Những người vận động cho rằng, phản ứng của chính phủ liên bang đối với cuộc khủng hoảng ở A Phú Hãn, là không đầy đủ.

 

 

Được biết có hơn 130 ngàn người ở Afghanistan đã nộp đơn xin bảo vệ ở Úc.

 

 

Thủ tướng Scott Morrison trước đó cho biết, sẽ có tối thiểu 3 ngàn thị thực nhân đạo dành cho những người tị nạn Afghanistan sau khi Taliban chiếm cứ đất nước này.

 

Tình hình ở Afghanistan tồi tệ đến mức các gia đình buộc phải bán con cái của mình để có thực phẩm, chỉ 4 tháng sau khi Taliban lên nắm quyền, đó là con số của Hội đồng Phát triển Quốc tế Úc Châu.

 

 

Giám đốc một nhóm nhân đạo là ông Tim Watkin nói với cuộc điều trần rằng, các cô con gái được bán với giá từ 270 đến 675 đô-la Úc.

 

 

Ông kêu gọi nước Úc cần làm nhiều hơn nữa và nói rằng viện trợ càng kéo dài, người dân Afghanistan lại càng chịu nhiều thiệt hại.

 

Ông Tim Watkin nói “Chúng tôi tin rằng chính phủ Úc phải khẩn cấp gia tăng việc tài trợ và cung cấp ít nhất 100 triệu đô la hàng năm trên căn bản nhiều năm, cũng như hỗ trợ các hoạt động phát triển và nhân đạo".

 

 “Nước Úc phải nắm phần chủ động trong các nỗ lực hành động mà hiện nay vấn đề viện trợ bị giới hạn".

 

'Việc nầy có nghĩa là đưa ra trường hợp cho các biện pháp bảo vệ nhân đạo, trong chế độ trừng phạt của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua các đối tác quốc tế”.

 

 

Trong khi đó người cha của một binh sĩ Úc tử trận, đã đặt câu hỏi về tính độc lập của Tổng Thanh tra Lực lượng Quốc phòng Úc trong cuộc điều tra của Thượng viện.

 

 

Vị Tổng thanh tra, người có văn phòng đưa ra một báo cáo mang tính bước ngoặt về tội ác chiến tranh của binh sĩ Úc ở Afghanistan vào năm 2020, được Tổng trưởng Quốc phòng giao nhiệm vụ điều tra các hành vi sai trái trong lực lượng.

 

 

Ông Hugh Poate nói trước phiên điều trần tại Thượng viện hôm thứ Hai rằng, khó có thể coi văn phòng là độc lập khi vị thanh tra được bổ nhiệm là cựu tướng lãnh quân đội đã bỏ chức vụ của họ, chỉ 24 giờ trước khi họ nhậm chức.

 

 

Ông nói rằng cái chết của con trai ông và hai binh sĩ Úc khác trong một cuộc tấn công nội gián vào ngày 29 tháng 8 năm 2012, là chủ đề của cuộc điều tra xác minh duy nhất được tổ chức, đối với những người chết trong chiến đấu trong 200 năm qua.

 

Ông Hugh Poate nói “Công luận Úc nói chung có niềm tin mù quáng rằng, lực lượng quân đội của chúng ta được lãnh đạo tốt do các sĩ quan có năng lực cao, kết quả là chúng ta thua trận".

 

"Các lý do cần phải được phân tích và đưa chúng ta đến những bài học dành cho các chính phủ".

 

'Những ngày cuối cùng cuộc nổi dậy nhanh chóng của Taliban để chiếm Kabul đã gặp điều kiện thuận lợi rất nhiều, bởi khí tài quân sự do người Mỹ bỏ lại, khi họ nhanh chóng rời khỏi căn cứ không quân Bagram".

 

'Hậu quả của cuộc chiến đã tạo nên cuộc khủng hoảng người tỵ nạn hiện tại".

 

"Bộ Quốc Phòng và Bộ Ngọai Giao Úc đã ngồi trên bàn tay của họ trong 9 năm qua về vấn đề này, kể từ khi các hoạt động chiến đấu đã ngưng lại hồi năm 2012”.

 

 

Được biết người con trai ông là Binh Nhì Robert Poate và hai binh sĩ Úc khác, tử trận trong một vụ tấn công nội gián của một binh sĩ phản loạn Afghanistan hồi năm 2012.

 

Ông cũng chỉ trích về tính chất bí mật bao trùm trong các điều tra của bộ Quốc Phòng và nói rằng, gia đình của những binh sĩ nằm xuống bị đe dọa do hành động của ông Tổng Thanh Tra, khi kêu gọi phải có cuộc điều tra trong sáng theo sau sự kiện nói trên.

 

 

Ông còn cho rằng, quyết định của bộ Quốc phòng khiến cho các gia đình bị đặt vào bóng tối và không phúc đáp các câu hỏi của họ, hoặc cung cấp một bản sao về cuộc điều tra nội bộ.

 

 

Ông cũng chỉ trích việc tổ chức rút quân khỏi Kabul, cũng như thiếu sót trong việc bảo vệ người dân Afghanistan.

 

Ông Hugh Poate nói “Có 41 sinh mạng của binh sĩ Úc mất đi, trong 12 năm nước Úc can dự vào cuộc chiến tại Afghanistan và có hơn 500 binh sĩ khác kết liễu mạng sống kể từ khi trở về nước".

 

"Tôi hy vọng kiến nghị sẽ soi sáng về những điều sai lầm, để chúng ta học được các bài học từ đó".

 

"Về mặt lịch sử, hầu như mỗi cuộc chiến đều tạo ra vấn đề tỵ nạn, đây là một chuyện không phải là một yếu tố do chiến thuật của Úc tại Afghanistan, nếu Úc có bất cứ chiến thuật nào trong chuyện này”.

 

 

Trong khi đó ông Jason Scanes là cựu Đại Úy trong quân đội Úc là là người sáng lập tổ chức có tên là Forsaken Fighters, tạm dịch là Những Chiến sĩ bị Lãng Quên, với 19 năm binh nghiệp trong đó có 10 tháng được bố trí tại Afghanistan và 3 cuộc hành quân khác.

 

 

Ông cho biết, mục tiêu của việc nói chuyện trước Ủy ban là để nêu bật những gì ông gọi là ‘Các thất bại đáng kể về mặt đạo đức’ của chính phủ liên bang.

 

Ông Jason Scanes nói "Chúng tôi nhận được hàng trăm yêu cầu trợ giúp các cựu thông dịch viên Afghanistan".

 

'Tôi đã bị các Tổng Trưởng trong chính phủ làm ngơ và chính tôi trở thành mục tiêu công kích về mặt chính trị trong dịch vụ của mình".

 

'Các thông dịch viên đã vượt qua các trắc nghiệm khi chúng ta cần họ tại Afghanistan và họ không qua được kỳ test, khi chúng ta không cần họ nữa".

 

'Các viên chức tìm cách cho rằng, đó là do tính tình của nhiều thông dịch viên".

 

"Trong chiến dịch di tản, chẳng có cam kết nào của chính phủ cũng như chẳng có mối quan hệ nào và vẫn còn hàng trăm người bị kẹt tại A Phú Hãn, chúng ta có hơn 180 người với 449 visa sắp sửa hết hạn”.

 

Trong khi đó bà Carina Ford thuộc Hội đồng Luật pháp Úc Châu nói rằng, rõ ràng có một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Afghanistan, theo sau một đợt di tản ồ ạt của người dân sang các quốc gia láng giềng.

 

Bà cũng nêu bật việc hỗ trợ về mặt tài chánh cho dịch vụ trợ giúp luật pháp đối với người tỵ nạn Afghanistan mới đến Úc.

 

Bà Carina Ford nói “Từ khi chuyển những người Afghanistan với visa tạm thời sang vĩnh viễn, chẳng có triển vọng nào có thể thấy trước về việc họ trở về an toàn và cần có các giải pháp".

 

'Điều này sẽ cung cấp cho họ sự an toàn, đầy đủ các khoản thanh toán an sinh xã hội và tiếp cận với việc đoàn tụ gia đình, cũng như mang lại kết quả bảo vệ lâu dài”.

 

Trong khi đó các đại diện của Hội đồng Tỵ nạn Úc Châu nói rằng, hậu quả của việc Taliban nắm quyền kiểm soát, đã gởi đi những làn sóng kinh ngạc bất ngờ cho cộng đồng người Afghanistan, đáng kể nhất là ảnh hưởng đến việc đoàn tụ gia đình và sự an toàn nói chung của họ.

 

 

 

Các đại diện cũng nhấn mạnh đến tính chất khẩn cấp của Úc cần tiếp tục đáp ứng với cuộc khủng hoảng tại A Phú Hãn.

 

 

 

Ông Arif Husein thuộc Dịch vụ Cố vấn Tỵ nạn cho biết.

 

Ông nói “Chúng ta đã nghe những lá thư đe dọa được gởi đến các thông dịch viên, những người làm việc với các lực lượng quốc tế với nhiều năng lực khác nhau, không chỉ là thông dịch viên mà còn là các nhân viên tòa đại sứ".

 

"Tôi nghĩ rằng thời gian trôi qua và sự căng thẳng của phương Tây và phương tiện truyền thông phương Tây, quay lưng lại với Afghanistan, có khả năng là chúng ta sẽ thấy sự gia tăng bắt bớ nhắm vào những người đã giúp đỡ nhiều quốc gia phương Tây ở đó, bao gồm cả những quốc gia có quan hệ với nước Úc”.

 

 

 

Ông cho rằng việc đóng cửa tòa đại sứ Úc tại Kabul tạo nên những hậu quả nghiêm trọng đối với người Afghanistan, mà trước đây họ thường liên lạc với nhân viên của tòa đại sứ Úc.

 

Ông Arif Husein nói “Chẳng có biện pháp bảo vệ nào được đưa ra và tôi không nghĩ nó được cung cấp cho bất kỳ ai".

 

'Tôi không biết Úc có đủ khả năng cung cấp cho nhiều người bất cứ thứ gì không".

 

"Thật là lộn xộn và đó là sự thật trung thực, quả thật lộn xộn".

 

"Mọi thứ đã bị đóng lại và hiện tại tất cả các dự án của chúng tôi ngoài viện trợ khẩn cấp đang bị tạm dừng".

 

"Những người trong danh sách của chúng tôi đang ẩn náu, nên chúng tôi dường như đang ở trong trạng thái ngủ đông”.