Các nhà khoa học Úc đã phát triển thành công phương pháp biến khí chất thải carbon dioxide (CO2) độc hại thành các sản phẩm công nghiệp hữu ích, có tiềm năng hỗ trợ các nước trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.
Khí CO2 và CO sinh ra từ các nhà máy sẽ được chuyển hóa sang các hợp chất có lợi. Ảnh minh diễn: EPA
Theo nghiên cứu được công bố ngày 11/6, nhóm nhà khoa học tại Trường Công trình Hóa chất thuộc Đại học New South Wales đã sử dụng phương pháp nhiệt phân phun lửa ở nhiệt độ 2.000 độ C, với chất xúc tác là kẽm oxit, để tạo ra các hạt nano. Sau đó, dưới tác dụng của dòng điện, các hạt này có thể chuyển hóa CO2 thành một hợp chất có tên "syngas" - gồm hydro và carbon oxide (CO). Hợp chất này có đặc tính vô cùng linh hoạt, có thể sử dụng để tạo ra nhiều hóa chất công nghiệp quan trọng như dầu diesel tổng hợp, methanol, cồn hay nhựa.
Công nghệ mới này còn có tiềm năng tạo ra các hệ thống khép kín, trong đó khí CO2 và CO sinh ra từ các nhà máy sẽ được chuyển hóa sang các hợp chất có lợi, và tiếp tục phục vụ cho mục đích sản xuất của chính các nhà máy đó.
Nhóm nghiên cứu khẳng định phương pháp mới nói trên rẻ hơn và có thể mang lại lợi ích cho các nhà máy cũng như bảo vệ môi trường, trong khi những ứng dụng có quy mô lớn tương tự vẫn còn chưa hoàn thiện.
Các nhà khoa học cho biết trước mắt, họ sẽ là ứng dụng công nghệ này trong các nhà máy nhiệt điện hoặc các mỏ khí đốt - những nơi vốn phát thải lượng lớn khí CO2.