The Bylong Valley in NSW Source: SBS
(Theo SBS Việt ngữ)
Một nhóm nhà nông ở New South Wales nói rằng tương lai của cộng đồng họ vẫn còn lơ lửng trước mối đe dọa một mỏ than đá thuộc sở hữu của Nam Hàn sẽ được xây dựng ở đây. Công ty năng lượng KEPCO đã giảm giá trị của dự án Bylong Valley trị giá hàng triệu đô la sau khi dự án này bị từ chối vào năm ngoái nhưng những người dân ở đây đã chống lại quyết định này. Người dân muốn chính phủ tiểu bang mua lại đất.
Thung lũng Bylong Valley là khu vực hoang sơ và yên bình, nổi tiếng với đồng cỏ màu mỡ, phong cảnh ấn tượng và mạch nước ngầm.
Tuy nhiên, cuộc tranh chấp kéo dài một thập niên về khai thác mỏ đã khiến những cư dân còn lại sống ở quanh khu vực Upper Hunter, NSW bất mãn và giận dữ.
Nhà nông cũng là lãnh đạo Liên đoàn Bảo vệ Thung lũng Bylong -Phillip Kennedy phát biểu.
“Tôi tự hỏi khi nào chính phủ ở đất nước này sẽ ngừng xem nước Úc như món hàng thanh lý, chỉ có bán và bán. Nếu tôi điều hành trang trại của mình giống như họ điều hành chính phủ của họ, tôi chắc sẽ không còn gì trong 10 năm nữa.”
Đề xuất khai thác than trong thung lũng của công ty năng lượng KEPCO do Nam Hàn hậu thuẫn đã bị Ủy ban Kế hoạch Độc lập New South Wales từ chối hồi tháng 9.
Công ty này đã bỏ ra 115 triệu đô la để mua 13.000 ha đất và 400 triệu đô la cho giấy phép khai thác.
Trường học địa phương đã bị đóng cửa và Phillip Kennedy nói rằng cộng đồng khoảng 30 dân cư nay đã giảm xuống chỉ còn một ít.
"Họ vừa mua lại và biến nơi này thành khu đất hoang. Họ vừa đóng cửa một thung lũng.”
Vào tháng 1, hội đồng quản trị của KEPCO đã giảm giá trị của quyền khai thác mỏ tại thung lũng từ gần 650 triệu đô la xuống còn không.
Nhưng chi nhánh địa phương của KEPCO vẫn đang kháng cáo quyết định của Ủy ban.
Tôi tự hỏi khi nào chính phủ ở đất nước này sẽ ngừng xem nước Úc như món hàng thanh lý, chỉ có bán và bán. Nếu tôi điều hành trang trại của mình giống như họ điều hành chính phủ của họ, tôi chắc sẽ không còn gì trong 10 năm nữa.
Vicky Cook ở thung lũng Bylong Valley phát biểu.
“Đó chỉ là sự hoang mang. Nếu họ tiến hành mỏ than thì nỗi lo lắng lớn nhất của chúng tôi là nguồn nước, không có nước, chúng tôi sẽ không có trang trại.”
Ủy ban Kế hoạch đã trích dẫn các lý do từ chối xây dựng mỏ, trong đó có việc họ gọi là phát thải khí nhà kính "có vấn đề" và những tác động đến nước ngầm .
Nhưng Ủy ban cho biết các nguyên tắc pháp lý hành chính ngăn không cho họ bảo vệ quyết định của chính mình trong quá trình kháng cáo.
Liên đoàn bảo vệ thung lũng Bylong - bao gồm người dân Graham Tanner - hiện đang tìm cách tham gia vụ kiện để đưa ra tiếng nói đối lập.
"Nếu việc xây dựng hầm mỏ được tiến hành thì đó là kết thúc của chúng tôi, chúng tôi sẽ một tài sản bị mắc kẹt: chúng tôi sẽ không bao giờ có thể bán được nhà ở đây vì chả ai muốn sống trong một mỏ than cả.”
Những người ở thị trấn gần Bylong - Rylstone và Kandos - đồng tình với việc xây dựng hầm mỏ.
Một số người đã lên tiếng trong một quảng cáo của Hội đồng Khoáng sản New South Wales.
"Quyết định từ chốt mỏ ở Bylong là tổn thất đối với chúng tôi. Chúng tôi lo lắng về các việc làm trong vùng đia phương sẽ biến mất."
Trong một tuyên bố, Giám đốc điều hành của Hội đồng Khoáng sản New South Wales, Stephen Galilee, cho biết: "Quyết định kháng cáo của người đề nghị sẽ mang lại hy vọng cho nhiều người trong cộng đồng địa phương gần đó muốn xem tiến trình dự án."
Nghị sĩ đảng Xanh NSW Abigail Boyd đang kêu gọi chính phủ chấm dứt sự hoang mang trong thung lũng và mua lại đất.
"Có một cơ hội thực sự để chính phủ thừa nhận những dự đoán này- tương lai của Thung lũng Bylong không phải là ngành mỏ mà là là với nghề nông."
Thứ sáu 28/2, phiên điều trần sẽ quyết định liệu Văn phòng Bảo vệ Môi trường có thể tham gia đánh giá tư pháp thay mặt cho Liên đoàn Bảo vệ Thung lũng Bylong hay không.