Đừng cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ. Ảnh: Getty.

 

 

 

 

Từ lừa đảo đầu tư, lừa đảo tình, và điều bận tâm nhất đối với cảnh sát đó là lừa đảo thanh toán, lockdown đã cho bọn tội phạm mạng một cơ hội áp dụng đủ các chiêu trò để lừa đảo dân Úc. Các mánh khóe lừa đảo mới này đang ảnh hưởng đến hàng ngàn người vốn mắc kẹt ở nhà tìm cách giải khuây ở trên mạng, và trở thành mục tiêu của bọn lừa đảo.

 

 

Cơ quan quản lý cạnh tranh quốc gia ACCC, cho biết người Úc đã mất 851 triệu đô la vì những trò gian lận chỉ tính riêng trong năm 2020.

 

 

Geoff, 76 tuổi là một trong số những nạn nhân.

 

Ông nhận được một cuộc gọi thông báo về việc thu hồi tiền từ một trang buôn bán online, thế nhưng tiền thì không thấy mà lại còn bị mất thêm và nhiều hơn.

 

"Một nam thanh niên gọi điện cho tôi và nói 'Tôi có thể giúp lấy lại một số tiền mà ông đã bị mất trên TradeFred', anh ta kêu tôi tái tạo các giao dịch của tôi với TradeFred, nhưng cuối cùng thì tất cả đều biến mất."

 

 

Theo cơ quan quản lý quốc gia, các vụ lừa đảo đầu tư chiếm hơn một phần ba thiệt hại - tổng cộng 328 triệu đô-la.

 

 

Tiếp theo đó là lừa đảo tình ái lãng mạn, và đây là loại lừa đảo chiếm thiệt hại lớn thứ hai sau lừa đảo đầu tư, làm tiêu tốn 131 triệu đô-la.

 

 

Tiến sĩ Cassandra Cross từ Đại học Công nghệ Queensland cho biết đó là sự khai thác ở nhiều cấp độ.

 

"Gian lận là chỉ nhằm nhắm vào tiền bạc và những kẻ lừa đảo sử dụng đủ các phương thức nhằm khiến nạn nhân sụp bẩy, và trong trường hợp cụ thể này, kẻ lừa đảo mượn danh tính của các doanh nghiệp và cá nhân hợp pháp để đánh lừa khách hàng tưởng rằng đó là nhà cung cấp mà mình giao dịch. Vì vậy, trong hầu hết các trường hợp, nạn nhân được yêu cầu gửi một số tiền, và thường kẻ phạm lừa đảo thụ hưởng số tiền đó. "

 

 

 

Tiến sĩ Cross cho biết các nạn nhân là từ mọi tầng lớp và ngành nghề.

 

"Trong một nghiên cứu của riêng mình  về vấn đề này, tôi đã gặp nói chuyện với nhiều nạn nhân trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tôi nghĩ từ góc độ kẻ lừa đảo thì mục đích chính là thu lợi tài chính. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, họ thường nhắm mục tiêu vào các giao dịch có giá trị cao. Với các giao dịch bất động sản mà một số tiền lớn thì để nó có thể được chuyển từ nạn nhân sang một một tài khoản hợp pháp do luật sư giám sát để thanh toán tiền nhà trước khi nhận chìa khóa, thì trong thực tế là nó đã được chuyển đến tài khoản của kẻ lừa đảo và tất nhiên là nạn nhân bị mất số tiền đó. Cũng có thể có những khoản nhỏ hơn, chẳng hạn như nếu một doanh nghiệp bị hack và kẻ lừa đảo gửi email cho người cung cấp và cho khách hàng thì số tiền từng nơi có thể nhỏ nhưng cộng lại chắc chắn là một khoản lớn theo quy mô của công ty. "

 

 

Lừa đảo bằng cách gởi các hóa đơn giả mạo là một mối quan tâm lớn tiếp theo đối với các nhà chức trách và số tiền thiệt hại từ loại hình lừa đảo này lên đến 128 triệu đô-la.

 

Cảnh sát New South Wales đang điều tra, một vụ lừa đảo thanh toán giả đã khiến một cặp vợ chồng ở Sydney mất khoảng một triệu đô-la.

 

 

Ian Wright, thanh tra thám tử của cảnh sát New South Wales cho biết vụ việc được cho là xảy ra khi cặp vợ chồng chuyển tiền cho người mà họ nghĩ là luật sư của họ.

 

"Luật sư đó đã cung cấp cho họ một số chi tiết tài khoản ngân hàng cập nhật để thanh toán, và tất nhiên họ đã thực hiện một khoản thanh toán rất lớn cho việc settlement nhà hay thanh toán nhận nhà vào tài khoản được cung cấp đó và trong trường hợp này thì tài khoản đó đã bị kẻ lừa đảo kiểm soát. Khi làm việc với các ngân hàng thì chúng tôi đã có thể khôi phục và trả lại một số tiền tuy nhiên là phần lớn số tiền đã bị mất, một khoản không nhỏ. Nạn nhân đã rất phiền muộn vì bị mất tiền, điều đó rõ ràng ngoài tổn thất tài chính nó còn có khía cạnh cảm xúc và thêm nữa nạn nhân nghĩ rằng quyền riêng tư của họ đã bị xâm phạm. "

 

 

 

Tiến sĩ Cross nói rằng có nhiều cách để ngăn chặn lừa đảo xảy ra.

 

"Điều quan trọng là cố gắng giảm thiểu khả năng trở thành nạn nhân khi có bất cứ điều gì khiến bạn cảm thấy nghi ngờ hoặc khác thường. Nếu bạn có mối giao dịch với một doanh nghiệp hoặc nhà cung cấp cụ thể trong một thời gian dài, rồi họ đột nhiên thay đổi chi tiết tài khoản ngân hàng của họ thì việc nên làm là bạn liên hệ trực tiếp với doanh nghiệp đó để xác định xem những thông tin mới đó là thật hay giả trước khi bạn chuyển tiền vào. "

 

 

 

Trong khi đó, Geoff có một thông điệp thẳng thừng hơn, kêu gọi người dân Úc cẩn trọng.

 

"Đừng trả lời bất kỳ điện thoại nào mà bạn không biết người gọi là ai và từ đâu gọi đến. Hãy nhìn số gọi đến trước khi trả lời. Đừng tin tưởng bất cứ ai, đó là vấn đề."