Vận động viên bơi lội Ahmed Kelly Source: AAP

 

 

 

 

 

Cuộc hành trình tới Tokyo chỉ mới bắt đầu đối với một số vận động viên Paralympic của Úc khi đội tuyển lớn nhất của quốc gia này chuẩn bị đến Nhật Bản. Thế vận hội dành cho người khuyết tật Paralympic Tokyo 2020 sẽ diễn ra chỉ trong hai tuần nữa và đối với vận động viên bơi lội Ahmed Kelly, đó là cơ hội để thực hiện ước mơ cả đời.

 

 

Sau khi OlympicTokyo 2020 kết thúc, những người hâm mộ thể thao chuyển sự chú ý của mình sang Thế vận hội Paralympics. Trong số các đại diện của đội tuyến Úc là nhà vô địch bơi lội Ahmed Kelly.

 

“Nhiều vận động viên Paralympics đã phải vượt qua rất nhiều thử thách khác nhau để đến vạch xuất phát. Để đến được với Paralympics là những câu chuyện mà khi nghe kể, mọi người sẽ khó mà tin được. Đó là sự quyết tâm tuyệt đối, khả năng không bao giờ bỏ cuộc dù bị khuyết tật. Tôi thật may mắn khi được đến Úc cùng với anh trai Emmanuel, được phẫu thuật, phát triển tình yêu thể thao, đi học và bây giờ tôi sẽ tham dự Thế vận hội Paralympic Tokyo.”

 

 

Kelly đang nhắm tới huy chương vàng đầu tiên ở trận đấu thứ ba của mình.

 

 

Anh sinh ra ở Baghdad với tay chân kém phát triển. Kelly đã được nhận nuôi và đến Úc cách đây 23 năm.

 

 

Với tỷ lệ cứ 5 người Úc thì có một người khuyết tật, Paralympics là cơ hội để nâng cao tầm nhìn và giới thiệu những tài năng ưu tú truyền cảm hứng đến với mọi người.

 

 

Kate McLoughlin, Trưởng đoàn thể thao đội tuyển Paralympics của Úc, nói với SBS News rằng sự kiện này là nguồn cảm hứng cho những người khuyết tật khác.

 

“Đây là chương trình tuyệt vời cho những người khuyết tật ở Úc, không chỉ ở khía cạnh thể thao, bởi vì nó thay đổi nhận thức về những người khuyết tật trông như thế nào, cũng như cách họ đóng góp cho cộng đồng trong khi họ là những vận động viên tuyệt vời. Cứ mỗi 4 năm, chúng tôi lại có cơ hội để mọi người đánh giá cao những gì có thể đạt được, bất chấp tình trạng khuyết tật của họ.”

 

 

Trong khi đó, vận động viên bóng bàn hiện diện tại Paralympics 2 lần Jenny Blow đang chuẩn bị cho trận thi đấu lần thứ ba trong tuần này.

 

“Đây không còn là những trận đấu dành cho những người khuyết tật được trình diễn trên truyền hình nữa, mà còn dành cho xã hội những người khuyết tật.”

 

 

 

Bà McLoughlin cho biết việc trì hoãn kéo dài một năm do đại dịch COVID-19 là điều khó khăn đối với tất cả các tuyển thủ, liệu có bảo đảm được cho mọi người đến được Tokyo hay không.

 

“Nếu những trận đấu này bị hủy bỏ thì rõ ràng là nó sẽ gây ra những tác động to lớn như thế nào. Từ quan điểm của các vận động viên của chúng tôi, khi Thế vận hội bị hoãn vào tháng 3 năm ngoái, chuyện này đã khiến mọi người rất buồn vì họ đã cố gắng hết sức để đến được với Thế vận hội, nó gây ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch của họ. Cho nên, thật tuyệt vời khi Thế vận hội vẫn tiếp tục diễn ra.”

 

 

Trong khi đó, đối với Ahmed và các vận động viên khác, dù đến được Tokyo nghĩa là đã thắng một nửa trận đấu, nhưng họ vẫn đặt tầm nhìn vững chắc vào những vị trí trên bục vinh quang.