Phát ngôn nhân của phe đối lập về Nội vụ, James Paterson, nói rằng cuộc trưng cầu dân ý nên bị hủy bỏ (AAP). Nguồn: AAP / MICK TSIKAS

 

AUSTRALIA - Khi cuộc vấn động bỏ phiếu 'Yes' và 'No' cho cuộc trưng cầu dân ý về Tiếng nói Thổ dân trước Quốc hội chạy nước rút trước cuộc bỏ phiếu vào ngày 14 tháng 10, cuộc thăm dò gần đây nhất cho thấy sự ủng hộ đối với việc bỏ phiếu 'Yes' đã giảm xuống dưới đa số. Chính phủ chỉ trích Liên đảng không tham gia vào nội dung của Tiếng nói mà chỉ quan tâm đến chính trị.

 

Các cuộc thăm dò dư luận mới nhất về cuộc trưng cầu dân ý về Tiếng nói Thổ dân trước Quốc hội vẽ nên một bức tranh phức tạp.

 

Các cuộc khảo sát từ Newspoll và Guardian cho thấy một số cử tri vẫn chưa quyết định, nhưng nhiều người có ý định bỏ phiếu 'No' hơn là bỏ phiếu 'Yes'.

 

Nhóm nhân khẩu học đa số ủng hộ Tiếng nói là những người trong độ tuổi từ 18 đến 34.

 

Liên đảng đã nắm bắt những con số này như một dấu hiệu cho thấy vẫn còn thời gian để Thủ tướng Anthony Albanese bỏ cuộc và hủy bỏ cuộc trưng cầu dân ý.

 

Người phát ngôn về Bộ Nội vụ của phe đối lập James Paterson đã nói với Sky rằng chính phủ có thể hủy bỏ toàn bộ cuộc trưng cầu dân ý.

"Ông ấy đã nói rằng nếu điều này xảy ra, nó sẽ gây ra những hậu quả khủng khiếp cho người Úc Thổ Dân và vị thế quốc tế của Úc trên thế giới.”

“Nếu ông thủ tướng thực sự nhìn vào cuộc thăm dò này và nói, tôi muốn đưa đất nước này đi lên, thì ông ấy có quyền lựa chọn. Lệnh vẫn chưa được AEC Ủy ban bầu cử Úc ban hành. Đây là cơ hội cuối cùng để ông ấy thay đổi hướng đi và tôi nghĩ ông ấy nên nắm lấy nó."

 

Nhưng chính phủ vẫn giữ vững lập trường.

 

Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus nói rằng họ chỉ tôn trọng mong muốn của người Úc gốc Thổ dân trong việc tổ chức bỏ phiếu.

“Việc công nhận hiến pháp thông quaTiếng nói không đến từ các chính trị gia. Nó được thực hiện đến từ quan điểm của chính người Thổ dân và người dân đảo Torres Strait.”

"Chúng tôi biết rằng khi chính phủ lắng nghe người dân, họ sẽ đạt được kết quả tốt hơn, họ sử dụng tài trợ hiệu quả hơn."

 

Nhưng sự ủng hộ dành cho phiếu 'Yes' đang bắt đầu giảm xuống, phe đối lập đang thúc ép tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý lần thứ hai nếu cuộc trưng cầu dân ý này thất bại. Họ muốn giành lại quyền lực.

 

Cuộc trưng cầu dân ý đó sẽ thay đổi hiến pháp để công nhận người Thổ dân và người dân đảo Torres Strait, giống như cuộc trưng cầu dân ý này sẽ làm, nhưng không tôn vinh cơ quan tham vấn Thổ dân.

 

Đảng Lao động tin rằng đây là một cách lợi dụng sự sụt giảm mức độ được ưa chuộng của thủ tướng Anthony Albanese, điều mà báo chí đưa tin khi ông bắt đầu vận động cho tiếng nói.

 

Ông Albanese nói với Quốc hội rằng ý tưởng này thật nực cười.

"Họ đã lên kế hoạch cho phần tiếp theo trong khi làm mọi thứ có thể để phá hoại gốc rễ. Đó chính là mục đích của chuyện này. Nó cho thấy rằng họ chỉ quan tâm đến chính trị chứ không phải vấn đề người Thổ dân."

 

Nhưng Lãnh đạo Thượng viện phe đối lập Simon Birmingham nói rằng quan điểm của liên đảng không phải tự nhiên mà có.

 

"Việc này phù hợp với quan điểm mà chúng tôi từ lâu về việc công nhận người Úc thổ dân trong hiến pháp. Tất nhiên, chúng ta muốn nó diễn ra trong một quá trình thành công hơn nhiều so với quá trình này đã làm.”

“Đó là xây dựng quốc gia vững mạnh, hỗ trợ, hòa hợp và đoàn kết, có lẽ theo cách tiến hành cùng với một cuộc bầu cử trong tương lai, theo cách thực sự thống nhất quốc gia mà không cần phải tiến hành một cuộc bỏ phiếu riêng biệt.”

 

Trong khi đó, ngày càng nhiều lãnh đạo tiểu bang tuyên bố ý định bỏ phiếu của mình.

 

Các nhà lãnh đạo Đảng Lao động của mỗi tiểu bang và vùng lãnh thổ đã cam kết công khai ủng hộ tiếng nói, trong khi các cựu quan chức như cựu Bộ trưởng Thổ dân Tây Úc Ben Wyatt đã tham gia vào một sự kiện vận động bỏ phiếu Yes ở Perth.

 

Cựu Bộ trưởng Thổ dân Tây Úc Ben Wyatt nói “Tôi ở đây hôm nay để kêu gọi người dân Tây Úc. Cuộc trưng cầu dân ý không chỉ là cơ hội để thay đổi hiến pháp của chúng ta mà còn là cơ hội để nói rằng chúng ta bác bỏ những kết quả tồi tệ này, chúng ta bác bỏ tình trạng hiện nay.”

 

Thủ hiến Tasmania Jeremy Rockliff, Lãnh đạo phe đối lập NSW, Mark Speakman, và Lãnh đạo phe đối lập Vùng Lãnh Thổ Thủ Đô (ACT), Elizabeth Lee, cho đến nay là những nhà lãnh đạo Đảng Tự do duy nhất ở phe 'Yes'.

 

Tasmania, Tây Úc và Nam Úc được coi là chìa khóa quyết định số phận của cuộc trưng cầu dân ý, cần đa số phiếu 'đồng ý' ở ít nhất 4 trong số 6 tiểu bang để cuộc trưng cầu thành công.

 

Bạn có thể tìm thấy thông tin về cuộc trưng cầu dân ý bằng cách truy cập trang web SBS Voice tại www.sbs.com.au/voicereferendum.