Hằng ngày, John Thorpe được gia đình chăm sóc để hoàn thành những công việc của mình. (ABC News: Brant Cumming)

 

 

 

Mỗi ngày, John Thorpe đều tìm thấy những mảnh giấy viết tay của vợ để lại trong nhà.

 

Các danh sách giúp nhắc nhở người đàn ông 68 tuổi về những gì ông ta cần làm trong những giờ tới.

 

Con chó tên Jenga của cặp vợ chồng,  đã có một cuộc hẹn với bác sĩ thú y trong tuần này và cũng đã được đặt lịch hẹn trước cho một buổi chải lông.

 

Ông Thorpe có bữa ăn trưa có hẹn trước  với một người bạn cũ, vì vậy vợ ông viết rằng ông sẽ không cần ăn trưa ở nhà vào ngày hôm đó.

 

Đó là công việc thường nhật mà ông Thorpe - người đã sống chung với chứng mất trí nhớ trong hai năm - đã được làm quen với nó.

 

Ông nói "Tôi có thể nhớ mọi thứ trong khoảng hai phút, nhưng bây giờ nếu chúng ta quay lại khoảng bảy phút trước, đầu óc không sẽ trống trơn".

 

Sau khi được chẩn đoán, ông Thorpe và gia đình đã quyết định hiến não của ông cho công cuộc nghiên cứu chứng mất trí khi ông qua đời.

 

Ông nói "Về việc đóng góp, tôi tin rằng chúng ta phải giúp đỡ người khác càng nhiều càng tốt".

 

"Đây là một điều tôi có thể làm để giúp đỡ những người khác và đó là một việc nghiêm túc."

 

Nhưng hiện tại ở tiểu bang Nam Úc, đó không còn là một lựa chọn.

 

 

Sau 35 năm, ngân hàng não - SA Brain Bank - đã ngừng nhận não hiến tặng.

 

Ngân hàng não SA Brain, có trụ sở cùng với các phòng thí nghiệm nghiên cứu ở Đại học Flinders. (ABC News: Sarah Mullins)

 

 

 

Ngân hàng này, tại Đại học Flinders, hiện đang lưu giữ hơn 380 bộ não và 20 tủy sống.

 

Nhưng sự từ chối gần đây về việc chấp nhận các mẫu vật mới có nghĩa là những người bị sa sút trí tuệ như Mr Thorpe sẽ không thể hiến tặng não của họ.

 

Rất lâu trước khi được chẩn đoán, ông Thorpe và gia đình nhận thấy hành vi của ông thay đổi và trí nhớ của ông giảm sút.

 

Ông Thorpe, cha của ba đứa con, là cựu giáo viên và giảng viên đại học và cho biết ông cảm thấy thất vọng khi chứng kiến ​​kiến ​​thức và ký ức của mình biến mất.

 

Ông nói: “90 phần trăm số kiến thức của tôi đã biến mất - tôi cảm thấy thực sự yếu đi vì căn bệnh này.”

 

Ngân hàng não SA Brain, được thành lập vào năm 1986, nghiên cứu các bệnh thần kinh như bệnh ung thư não, bệnh Alzheimer, bệnh thần kinh vận động và bệnh đa xơ cứng.

 

Peter Eastwood, trưởng khoa nghiên cứu của Đại học Flinders cho biết tài trợ là cốt lõi của sự bế tắc hiện nay.

 

 

Giáo sư Eastwood cho biết tài trợ trong tương lai sẽ rất quan trọng. (ABC News: Sarah Mullins)

 

 

 

 

 

Ông nói: “Bác sĩ giải phẫu thần kinh, nhân sự chính trong việc xác định bệnh lý cơ bản của não, là tình nguyện viên và họ làm việc trên cơ sở tự nguyện.”

 

"Vào lúc này, chúng tôi không có khả năng tiếp nhận nhiều bộ não được hiến tặng thêm nữa.”

 

"Nếu chúng tôi nhận được tài trợ trong tương lai, điều đó có thể thay đổi."

 

 

Nhiều mẫu vật của ngân hàng vẫn chưa được phân loại và đó là điều mà Đại học Flinders hy vọng sẽ hoàn thành trong vòng 18 tháng.

 

 

Theo Giáo sư Eastwood, mọi người vẫn có thể hiến toàn bộ cơ thể của mình cho mục đích nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo, cũng như nội tạng để cấy ghép.

 

Ông nói: “Mặc dù, hiện tại không có cơ hội cụ thể nào ở Nam Úc để hiến tặng não, nhưng có rất nhiều cơ hội cho những người muốn thực hiện sự hy sinh phi thường đó và hiến tặng theo những cách khác.”

 

Một trong những bộ não hiện đang được lưu trữ tại ngân hàng não là bộ não của Alan, chồng của Robyn King.

 

 

 

Robyn King, người có chồng qua đời năm 2014, là một người ủng hộ mạnh mẽ việc hiến tặng não. (ABC News: Brant Cumming)

 

 

 

Ông King được chẩn đoán mắc chứng sa sút trí tuệ tiền đình thái dương (Frontotemporal dementia) khi ông 56 tuổi và qua đời vào năm 2014, hưởng thọ 65 tuổi.

 

Khi đó, ông ấy đã mất khả năng nói và giao tiếp và sống trong một viện dưỡng lão.

 

Robyn - người vợ 44 tuổi của ông - cho biết thật kinh hoàng khi chứng kiến sức khỏe của chồng mình sa sút trầm trọng như vậy.

 

Cô nói “Điều ám ảnh tôi cho đến ngày tôi chết là cảnh anh ấy khóc lóc.”

 

"Anh ấy chỉ khóc không ngừng và nếu bạn cố gắng tìm ra điều đang xảy ra với anh ấy, thì anh ấy lại không thể giao tiếp."

 

Sau khi ông King qua đời, gia đình ông thấy an ủi vì việc hiến não của ông sẽ giúp nghiên cứu chứng mất trí.

 

Bà King nói "Thật tuyệt vời khi nghĩ rằng bằng cách làm đó, chúng tôi có thể giúp để các khoa học gia tìm ra câu trả lời cần thiết".

 

Nhưng gia đình King giờ đây thất vọng vì ngân hàng não không còn có thể hoạt động như ngày xưa.

 

 

Alan và Robyn King kết hôn được 44 năm. (Ảnh: được cung cấp)

 

 

 

Bà nói: “Nếu không có những người hiến não để nghiên cứu, sẽ không bao giờ có cách chữa khỏi những căn bệnh này.”

 

"Đó là điều tôi muốn thấy lâu dài - rằng họ tìm ra cách chữa khỏi những gì Alan đã mắc phải."