Mỏ Honeymoon, khai thác uranium, ở đông bắc tiểu bang Nam Úc đã được công ty Boss Energy mua lại vào năm 2015. (Nguồn cung cấp: Công ty Boss Energy)

 

NAM ÚC - Chủ sở hữu cho biết việc sản xuất uranium sẽ tiếp tục vào cuối năm tới tại khu mỏ uranium Honeymoon, ở đông bắc tiểu bang Nam Úc.

 

Công ty Boss Energy, hôm tuần trước, thông báo rằng họ đã ký hợp đồng nâng cấp khu mỏ trị giá 113 triệu đô-la gần Broken Hill, sau khi các kế hoạch hồi sinh khu mỏ này trước đó đã bị gác lại vào năm 2013 vì giá uranium thấp và chi phí sản xuất cao.

 

Việc sản xuất dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào tháng 12 năm sau, với dự báo khu mỏ ở vùng hẻo lánh này sẽ sản xuất 2,5 triệu pound uranium mỗi năm từ năm 2026.

 

Trong một tuyên bố với sàn chứng khoán Úc - ASX, công ty Boss Energy cho biết họ đã huy động vốn cho dự án này thông qua việc bán 125 triệu đô-la cổ phiếu vào tháng Ba.

 

Duncan Craib, giám đốc điều hành của công ty, và quản lý Bryn Jones đã thông báo cho Bộ trưởng Khai khoáng Tiểu bang Nam Úc, Tom Koutsantonis, về dự án này vào một tuần trước đó.

 

Giá uranium đã tăng gần gấp đôi kể từ đầu năm 2021, lên hơn 55 đô-la/pound ở hiện tại.

 

Ông Craib nói: “Quyết định mới nhất vào cuộc đầu tư này giúp công ty Boss vững chắc trên con đường trở thành nhà sản xuất uranium tiếp theo của Úc.”

"Chúng tôi có huy động được đủ tiền mà không mắc nợ, có giấy phép đầy đủ và có sẵn hạ tầng cơ sở rộng rãi.”

 

"Các nghiên cứu kỹ thuật khả thi tiền dự án của chúng tôi đã hoàn thành và chúng tôi sẵn sàng đặt hàng các thiết bị quan trọng và bắt đầu xây dựng ngay lập tức.”

 

"Điều này đặt chúng tôi vào một vị thế đàm phán cực kỳ mạnh mẽ cùng với các tiện ích và bảo đảm rằng chúng tôi có thể tận dụng được sự thiếu hụt nguồn cung uranium đang có dấu hiệu bùng phát."

 

Ngược dòng thời gian với lịch sử thăng trầm.

Khu mỏ Honeymoon được phát hiện vào năm 1972.

 

Việc xây dựng khu mỏ này bắt đầu hồi năm 2009 và sản xuất bắt đầu vào năm 2011, thuộc công ty Uranium One.

 

Khu mỏ này bị ngừng hoạt động vào năm 2013.

 

Công ty Boss Resources đã mua công ty Uranium One trong năm 2015 và đổi tên thành Boss Energy vào năm 2020.

 

Có ba mỏ uranium khác ở tiểu bang Nam Úc, trong đó là một khu mỏ lớn thứ hai thế giới về sản lượng, Olympic Dam.

 

William Bates, một  người đàn ông bản địa phản đối dự án khai khoán Honeymoon trong năm 1982. (Ảnh: Gia đình Bates)

 

Ông Craib nói rằng còn nhiều khả năng để mở rộng ngành công nghiệp khai thác uranium của Úc.

 

Ông nói: "Chúng ta hỉ cung cấp 7,5 phần trăm sản lượng uranium trên thế giới mặc dù nắm giữ một phần ba trữ lượng uranium tự nhiên của thế giới, vì vậy chúng ta có một nguồn tài nguyên uranium đáng kể chưa được khai thác. Cơ hội là rất lớn".

 

"Năm ngoái, chúng ta đã xuất cảng khoảng 6.000 tấn uranium. Con số đó đủ để cung cấp cho 75 phần trăm thị trường năng lượng quốc gia ở Úc mà không gây phát thải.”

"Ngay cả khi cho phép xuất cảng tăng gấp 4 lần, chúng ta có thể đáp ứng tổng nhu cầu điện của cả nước Anh và nước Pháp trong 60 năm tới."

 

Địa điểm dự án là chủ đề của các cuộc phản đối trong những năm 1980 vì lo ngại về sự phổ biến vũ khí hạt nhân và chất thải, cũng như quyền sở hữu bản địa.

 

Hiện nay, những người phản đối vì lý do muốn có được nguồn năng lượng tái tạo hơn năng lượng hạt nhân.