Bộ trưởng người Úc bản địa (Indigenous Australians), Linda Burney, đã tuyên bố ý định của chính phủ là tiến hành một cách thận trọng đối với Tiếng nói trước Nghị viện, khi động lực hướng tới một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề này đang tăng lên. Nguồn: AAP / LUKAS COCH/AAPIMAGE
AUSTRALIA - Trong những tuần lễ trước khi diễn ra cuộc trưng cầu dân ý về Tiếng nói Thổ Dân, mỗi gia đình Úc sẽ được gửi một cuốn sách nhỏ chính thức, đưa ra các lập luận cho cả hai trường hợp 'có' và 'không'. Thế nhưng người Úc lại được cảnh báo rằng, tài liệu này có thể chứa những tuyên bố phóng đại quá mức, hoặc những lời nói dối trắng trợn.
Cuốn sách nhỏ này là một phần trung tâm của tiến trình trưng cầu dân ý tại Úc, trong hơn 100 năm.
Quay trở lại đầu thế kỷ 20 vào lúc Hiến pháp còn sơ khai, thì các cuộc trưng cầu dân ý đã diễn ra phổ biến.
Thế nhưng Chính phủ Lao động do Thủ tướng lúc bấy giờ là ông Andrew Fisher lãnh đạo, lo ngại rằng các cử tri tiếp tục từ chối những thay đổi được đề nghị, vì họ không biết đầy đủ về các vấn đề.
Vì vậy vào năm 1912, một đạo luật mới đã được ban hành nhằm hợp pháp hóa cuốn sách nhỏ, đây là một cách để cả phe, đồng ý và phản đối, trình bày lập luận của họ trong 2 ngàn từ hoặc ít hơn.
Theo chuyên gia luật hiến pháp, Giáo sư George Williams, từ Đại học New South Wales, các phương tiện chuyển tải luật pháp đã không được cập nhật trong nhiều thập niên kể từ đó.
Giáo sư George Williams nói “Tất nhiên đã có một vài tiến bộ về kỹ thuật từ năm 1912, như các đài phát thanh, truyền hình, internet và những thứ tương tự, nên bạn phải nói rằng cuốn sách nhỏ khá kỳ lạ".
"Tôi nghĩ ngày nay chúng ta có thể làm tốt hơn, nhưng điều này là thứ duy nhất được cung cấp trong luật, bằng các trường hợp đơn giản là ‘có’ và ‘không’, do nó đã không được cập nhật trong hơn một thế kỷ”.
Được biết số tiền 10 triệu đô-la là tiền thuế của người dân được dành ra để chuẩn bị, in ấn và gửi các tập sách nhỏ đến mọi gia đình Úc, trong những tuần lễ trước cuộc trưng cầu dân ý sắp tới.
Các tài liệu sẽ bao gồm hai bài tiểu luận, một bài do các Nghị sĩ ủng hộ Tiếng nói của Người bản địa trước Quốc hội và một bài khác, do các Nghị sĩ phản đối Tiếng nói của Thổ Dân viết.
Mỗi bên sẽ thành lập một Ủy ban, để soạn thảo trường hợp của họ.
Sau đó họ sẽ xin phép các chính trị gia khác, trong các phe ‘có’ và ‘không’ rộng rãi hơn, trước khi nộp các lập luận của mình cho Ủy ban Bầu cử Úc AEC.
AEC chịu trách nhiệm biên soạn các bài tiểu luận thành một cuốn sách nhỏ và phân phối tài liệu tới công chúng Úc, nhưng Ủy viên bầu cử Tom Rogers nói rằng, Ủy ban không thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với từ ngữ trong tài liệu.
“Chúng tôi không thực hiện bất kỳ bước nào, để kiểm tra tính xác thực của các tài liệu đó".
"Bất cứ thứ gì chúng tôi được các ủy ban đó cung cấp, sẽ là những thứ được phân phối cho cộng đồng và có thể bao gồm các lỗi ngữ pháp và chính tả chẳng hạn, hoặc bất kỳ khiếu nại nào được đưa ra".
"Điều rất quan trọng là mọi người hiểu vai trò của Ủy ban Bầu cử Úc Châu AEC trong việc, đây là một hộp thư".
"Chúng tôi sẽ không thay đổi thông tin được gửi đến, nếu chúng tôi làm như vậy, điều đó sẽ khiến chúng tôi bị tuyên bố không trung lập, trong trường hợp cụ thể này và đó là điều chúng tôi muốn tránh”,
“Tôi không nói gì về điều đó quan trọng, hoặc giả định trước rằng sẽ có vấn đề với trường hợp ‘có’ hoặc ‘không’, mà chỉ để bảo đảm là mọi người hiểu được vai trò của AEC, Tom Rogers.”
Trong khi đó những người chỉ trích cuốn sách nhỏ trưng cầu dân ý, coi đây là một lỗ hổng lớn.
Khi Chính phủ Fisher lần đầu tiên giới thiệu tài liệu này vào năm 1912, Bộ trưởng Tư pháp lúc bấy giờ là ông William Hughes,đã hình dung ra một hệ thống, trong đó các lập luận trưng cầu dân ý sẽ được đưa ra theo một cách 'khách quan, hợp lý và đúng pháp luật', dựa trên 'lý trí chứ không phải' cảm xúc và tình cảm theo đảng phái'.
Theo Giáo sư Williams, lịch sử đã chỉ ra rằng không phải lúc nào cũng vậy.
Giáo sư nói “Ý tưởng cuốn sách nhỏ này sẽ là thiên đường của sự hợp lý, nhưng nó lại thường xảy ra điều ngược lại".
"Người Úc phải thận trọng khi đọc những tờ rơi này, trong quá khứ chúng thường chứa đựng những tuyên bố cường điệu, ngông cuồng và phóng đại".
"Chúng không bắt buộc phải trung thực và thường bao gồm những lời nói dối và thông tin sai lệch".
"Điều đó có nghĩa là người Úc cần phải cẩn thận, vì họ không thể bảo đảm thông tin là chính xác”.
Trong khi đó Viện Nghiên cứu Chính sách Công quyền có tên là Viện Nghiên cứu Úc Châu, đã vận động hành lang quốc hội, để đưa sự thật vào luật quảng cáo chính trị.
Nhóm chính thức nêu lên những lo ngại về các cuốn sách nhỏ, trong một cuộc điều tra bộ máy của quá trình trưng cầu dân ý vào năm ngoái.
Ông Bill Browne, người đứng đầu Chương trình Trách nhiệm giải trình và Dân chủ của Viện Úc, đang kêu gọi các Nghị “Có một số cách thức để bảo đảm những gì người dân Úc nhìn thấy, là sự thật đầy đủ".
Ông Bill Browne nói "Một trong số đó, là để cuốn sách nhỏ do các chuyên gia độc lập soạn thảo, những người được yêu cầu trình bày vụ việc một cách trung lập, thay vì theo cách kích động hoặc khiêu khích".
"Một cách khác là để lại việc soạn thảo các bài tiểu luận cho các dân biểu nghị sĩ, nhưng sau đó sẽ được một hội đồng độc lập xem xét tính chính xác".
"Cách thức cũ trong việc đưa ra, là các đề tài được soạn thảo một cách độc lập được sử dụng tại New South Wales, một tiểu bang có thành tích rất tốt về các cuộc trưng cầu dân ý đã được thông qua”.
Trong khi đó Ủy viên Bầu cử AEC cho biết, tổ chức này đang phát triển một chiến dịch truyền thông quy mô để bảo đảm người Úc hiểu rằng, các lập luận chưa được Ủy ban bầu cử viết ra nhằm kiểm chứng thực tế, hoặc chứng thực của Ủy ban Bầu cử.
“Trong cuốn sách nhỏ, chúng tôi sẽ có một thông điệp về tác động đó, để mọi người hiểu rằng thông tin đến từ trường hợp ‘có’ và ‘không’, là do các dân biểu nghị sĩ cung cấp, chứ không phải do AEC cung cấp. Tôi không nói gì về điều đó quan trọng, hoặc giả định trước rằng sẽ có vấn đề với trường hợp ‘có’ hoặc ‘không’, mà chỉ để bảo đảm là mọi người hiểu được vai trò của AEC”.
Được biết người dân Úc sẽ nhận được các tập sách nhỏ, không trễ hơn 2 tuần trước cuộc trưng cầu dân ý.
Tài liệu này cũng sẽ được dịch sang hơn 50 ngôn ngữ, trong đó có khoảng 20 ngôn ngữ của các Dân tộc Đầu tiên.
Các bản dịch sẽ có sẵn ở cả dạng viết và nói, trên trang web của AEC và thông qua dịch vụ dịch thuật qua điện thoại.