Yang Hengjun bị mất tích ở Trung Quốc. Nguồn: SBS / SBS Mandarin
AUSTRALIA - Ngoại trưởng Penny Wong đã bày tỏ ý định, nêu trường hợp của một nhà văn Úc đang bị cầm tù, trong cuộc hội đàm chiều nay với người đồng cấp Trung Quốc.
Ngoại trưởng Úc Penny Wong cho biết, bà mong muốn được ‘trao đổi quan điểm thẳng thắn, với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trước cuộc gặp của họ tại Canberra vào hôm nay thứ Tư ngày 20 tháng 3.
Được biết tối hôm qua, Ngoại trưởng Trung Quốc tới Úc trong chuyến thăm đầu tiên với tư cách của một Ngoại trưởng Trung Quốc kể từ năm 2017, một dấu hiệu cho thấy mối quan hệ đang tan băng với siêu cường.
Chuyến đi của ông Vương tới New Zealand và Úc đã trở thành chủ đề gây tranh cãi, trong đó Liên đảng chỉ trích cuộc gặp gỡ đã được lên kế hoạch với cựu Thủ tướng Paul Keating, người lên tiếng chỉ trích hiệp ước quốc phòng AUKUS.
Thượng nghị sĩ Wong cho biết trong một tuyên bố rằng, bà và Ngoại trưởng Trung Quốc sẽ thảo luận về những khác biệt và lợi ích chung, bao gồm cả việc duy trì một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong tình trạng ‘hòa bình, ổn định và an toàn’.
Một vấn đề khó khăn giữa Úc và Trung Quốc là Tiến sĩ Yang Hengjun hay Dương Hằng Quân, phải đối mặt với án tù chung thâ,n sau khi bản án tử hình 2 năm của ông bị đình chỉ, vì các cáo buộc an ninh quốc gia mà nhà văn và chính phủ Úc luôn phủ nhận.
Một số nhà bình luận cho rằng, khó có thể có bất kỳ tiến triển nào trong vụ việc, như sự kiện với nhà báo Úc Cheng Lei, người được Trung Quốc trả tự do vào năm rồi, vì có cơ sở cáo buộc đối với nhà báo.
Tuy nhiên Ngoại trưởng Penny Wong cho biết, đây là những vấn đề mà các bên đã đồng ý thảo luận trong cuộc họp gần đây nhất.
Ngoại trưởng Penny Wong nói "Ông và tôi cũng đồng ý về tầm quan trọng của đối thoại giữa hai nước chúng ta, không chỉ để thúc đẩy lợi ích chung mà còn trao đổi quan điểm về các vấn đề quan trọng đối với chúng ta và giải quyết một cách khôn ngoan mọi khác biệt”.
Tuy nhiên Tiến sĩ Dương Hằng Quân đã quyết định, không kháng cáo bản án tử hình treo do tòa án Trung Quốc đã tuyên.
Gia đình của ông đang ủng hộ quyết định không kháng cáo của ông ấy, vì việc trải qua một thử thách pháp lý khác, sẽ làm trì hoãn việc chăm sóc y tế cần thiết và gây bất lợi cho sức khỏe của ông.
Thế nhưng bạn của ông, là học giả Chongyi Feng, hay Phùng Sùng Nghĩa, một chuyên gia ngành Trung Quốc Học tại trường Đại học Công nghệ Sydney UTS, nói với ký giả Pablo Vinales của SBS rằng, ông rất buồn trước quyết định này, vì ông tin rằng Tiến sĩ Dương Hằng Quân, có cơ sở vững chắc để kháng cáo bản án của mình.
Chongyi Feng nói "Chúng ta đều biết rằng vụ án này có cơ sở kháng cáo rất chắc chắn, đơn giản vì đây là vụ án bịa đặt và không có bằng chứng".
"Phiên tòa đã được thực hiện một cách khủng khiếp, không có thủ tục hợp lý, không có sự kiểm tra chặt chẽ, hoặc các yêu cầu khác”.
Trong khi đó Giáo sư Phùng Sùng Nghĩa nói rằng, Tiến sĩ Dương Hằng Quân rất mạnh mẽ về trí tuệ và rất có năng lực, đó là lý do tại sao ông vẫn giữ được sự vô tội của mình trước áp lực.
Ông cho biết sức khỏe của ông Dương đã xấu đi đáng kể, trong thời gian ở tù trong 5 năm qua.
Giáo sư Phùng Sùng Nghĩa cho biết, vì mối quan hệ thương mại bền chặt giữa Úc và Trung Quốc, ông đang thúc giục chính phủ Úc kêu gọi chính phủ Trung Quốc, xem xét cho phép Tiến sĩ Dương Hằng Quân được tạm tha vì lý do y tế, để ông có thể trở lại Úc điều trị.
Trong khi đó, các dân biểu tại Hồng Kông đã thông qua luật an ninh quốc gia mới, trao cho chính phủ nhiều quyền lực hơn để đàn áp những người bất đồng chính kiến với chế độ.
Được biết luật đe dọa những hình phạt cứng rắn, đối với một loạt hành động mà chính quyền mô tả là đe dọa, trong đó nghiêm trọng nhất bao gồm tội phản quốc và nổi dậy, có thể bị trừng phạt bằng án tù chung thân.
Các nhà phê bình lo ngại luật mới sẽ làm xói mòn hơn nữa, các quyền tự do dân sự mà chính phủ Trung Quốc đã hứa sẽ duy trì trong 50 năm, khi thuộc địa cũ của Anh trở lại dưới sự cai trị của Trung Quốc, vào năm 1997.
Thế nhưng nhà lãnh đạo Hong Kong, là ông John Lee nói rằng, luật mới là cần thiết để bảo vệ chống lại điều mà ông gọi là ‘sự phá hoại tiềm ẩn’.
Ông John Lee nói "Pháp lệnh Bảo vệ An ninh Quốc gia sẽ giúp chúng ta ngăn chặn, trấn áp và trừng trị hiệu quả những hành vi, hoạt động gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia, trong đó có hoạt động xâm nhập, phá hoại của các thế lực bên ngoài".
"Chúng ta có thể tô màu cách mạng một cách hiệu quả, trước các cuộc biểu tình bất bạo động tìm cách lật đổ chính phủ hiện tại và cả những người ủng hộ độc lập cho Hong Kong".
"Chúng ta sẽ không bao giờ sợ sự hủy diệt lẫn nhau nữa”.