James Tierney, một người chăn nuôi cừu, mô tả giá da cừu hiện tại là một "cú hích" cho những người nuôi cừu. Ảnh: ABC News.

 

 

 

 

Thời điểm này năm ngoái, da cừu hầu như không có giá trị; nhưng thiếu hụt nguồn cung cấp và sự hồi sinh của nhu cầu từ Trung Quốc đã khiến giá tăng lên 11 đô-la cho một bộ da cừu.

 

 

James Tierney, một người chăn nuôi gia súc, ở  Wagga Wagga, mô tả thị trường da là một "cú hích" cho các nhà chăn nuôi cừu, những người vốn đã hưởng lợi từ giá bán tăng của thị trường cừu béo bở.

 

 

Ông Tierney nói "Có một sự thay đổi lớn. Năm ngoái, những bộ da của những chú cừu non mùa mới không có giá trị hoặc cùng lắm có giá 1 đô-la hay 2 đô-la mỗi bộ. Nhưng giá da cừu tăng nhanh chóng cho đến thời điểm này và chỉ trong vài tháng qua, tất cả các loại da cừu đều kiếm được từ 8-11 đô-la một bộ".

 

 

Là một sản phẩm phụ từ động vật, nguồn cung da cừu liên quan trực tiếp đến số lượng cừu được chế biến.

 

 

Tuy nhiên, thị trường vẫn khó có thể dự đoán bởi vì nhu cầu phần lớn do ngành thời trang của Trung Quốc, đặc biệt là lĩnh vực giày dép, quyết định.

 

 

Ông Tierney nói "Thật khó để hiểu được những gì đang diễn ra trên thị trường thịt, thị trường da thay đổi từng giờ từng ngày. Những thay đổi có thể giải thích khi nhìn vào những gì đang xảy ra ở Trung Quốc... mọi người đều phải ăn nhưng không phải ai cũng xài da cừu".

 

 

 

Da cừu  là vật liệu tốt để làm giày dép, cùng với đồ gia dụng và đồ dùng cho em bé. Ảnh: ABC News.

 

 

 

Gerald Webster, Giám đốc phụ trách mặt hàng da cừu của công ty Fletcher International Exports, có trụ sở tại Dubbo, cho biết thường có hai hoặc ba công ty nhập cảng và xưởng thuộc da của Trung Quốc dẫn dắt thị trường.

 

 

Ông Webster phân tách “Nhu cầu của họ mang tính nội địa và tôi nghĩ rằng đại dịch Covid-19 đang mang lại cơ hội mở cửa thị trường. Điều đó làm tăng doanh số bán hàng trong nước".

 

 

 

Những chậm trễ về chế biến và vận chuyển ảnh hưởng đến mức cung ứng.

 

Việc đưa da cừu đến Trung Quốc là một thách thức, khi cả công ty chế biến và vận chuyển, đều bị ảnh hưởng gián đoạn do đại dịch Covid-19 gây ra. 

 

Ông Webster cho biết: “Hầu hết các công ty chế biến đều phải giảm sản lượng bởi nguyên nhân chính có lẽ là khan hiếm lao động. Đi kèm với đó là việc bùng phát dịch ở một số khu vực, và tất cả điều đó khiến các nhà máy hoạt động chậm lại”.

 

Ông Webster nói thêm "Tình trạng vận chuyển có tồi tệ nhưng có lẽ tình hình vẫn chưa đạt đến mức khủng hoảng".

 

 

 

 

Giá da cừu trung bình tính theo cent cho một tấm da trong 20 năm qua, đỉnh điểm là gần 20 đô-la/bộ vào năm 2011. Cung cấp: Thomas Elders Markets.

 

 

 

Mặc dù giá da cừu đã tăng vọt lên mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2018, Matt Dalgleish, chuyên gia phân tích gía hàng hóa cho biết mức giá này vẫn còn cách xa giá kỷ lục gần 20 đô-la/bộ hồi 10 năm về trước.

 

 

Dalgleish dự báo “Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ có được giá da cừu cao đến mức hồi năm 2011, nhưng chắc chắn sẽ có việc giá da cừu tăng cao một cách bất thình lình. Nguồn cung cấp cho tất cả các sản phẩm từ cừu sẽ vẫn khá eo hẹp và điều đó sẽ phần nào làm cho giá cả không bị hạ thấp".

 

 

Nhưng ông cũng chỉ ra rằng, nhìn vào thời điểm mùa vụ, có thể thấy một lượng lớn cừu sẽ được đưa vào tiểu bang Victoria trong vài tháng tới, điều này có thể làm mất đi một số động lực đẩy mức giá tiếp tục tăng cao.

 

 

 

 

Dalgleish kết luận "Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy giá da cừu bị sụp đổ mà cho rằng mức giá da cừu có thể ổn định một chút khi những con cừu được chuyển tới tiểu bang Victoria".