Các bên nhượng quyền McDonald's ở tiểu bang Nam Úc đã bị buộc phải đàm phán với một nghiệp đoàn theo luật mới. Ảnh: James Gourley / NewsWire

 

 

NAM ÚC - Một chiến thắng cho hàng ngàn công nhân ở tiểu bang Nam Úc có thể có tác động đến toàn quốc. Tuy nhiên, các công ty bán lẻ cảnh báo rằng điều này "đặt ra những câu hỏi nghiêm túc".

 

Các công ty bán lẻ cảnh báo rằng phán quyết mang tính bước ngoặt của Ủy ban Quan hệ Lao động (Fair Work Commission) buộc các bên nhượng quyền của thương hiệu McDonald's tham gia đàm phán thỏa ước lao động nghiệp đoàn "đặt ra những câu hỏi nghiêm túc" về luật lao động giữa các ông chủ doanh nghiệp với đại diện nghiệp đoàn.

 

Trong một chiến thắng cho hơn 5.000 công nhân lương thấp, hôm 30/06, Ủy ban Quan hệ Lao động (FWC) đã yêu cầu 18 cửa hàng nhượng quyền McDonald's ở tiểu bang Nam Úc phải tham gia đàm phán với Hiệp hội Liên minh Nhân viên ngành Phân phối và Bán lẻ, hay gọi là nghiệp đoàn SDA (Shop Distributive and Allied Employees Association).

 

Kết quả này có thể tạo tiền lệ cho các cuộc đàm phán bị bắt buộc tương tự trên khắp cả nước.

 

Và, Hiệp hội Các Công ty bán lẻ Úc (Australian Retailers Association - ARA) đã chỉ trích quyết định hôm ngày 30/06 là "vượt quá giới hạn" và không đúng với mục đích của luật thương lượng giữa đại diện nghiệp đoàn và các chủ doanh nghiệp trong ngành công nghiệp công nhân lương thấp.

 

Trong một tuyên bố hôm ngày 2/07, Hiệp hội Các công ty Bán Lẻ Úc - - ARA - cho biết các luật này "nhằm hỗ trợ các lãnh vực bằng các rào cản rõ ràng đối với việc thương lượng - chẳng hạn như lãnh vực chăm sóc người khuyết tật hoặc giáo dục mầm non - những lãnh vực rõ ràng cần có sự đàm phán với đại diện của nghiệp đoàn".

 

Hiệp hội ARA lập luận rằng mục đích này "không áp dụng cho ngành nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh" vốn đã được "các điều khoản thông thường của Đạo luật Lao động Fair Work Act" quy định đầy đủ.

 

Giám đốc điều hành Chris Rodwell cho biết "quyết định của Ủy ban Quan hệ Lao động đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về ngưỡng đối với thương lượng điều khoản lao động giữa nghiệp đoàn với người chủ doanh nghiệp và liệu cách thương lượng thông qua nghiệp đoàn có được áp dụng rộng rãi hơn ý định của nghị viện hay không".

 

Ông Rodwell nói: "Các doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thức ăn nhanh và bán lẻ đang phải đối mặt với áp lực chi phí đáng kể và bất ổn kinh tế".

"Quyết định này làm tăng thêm viễn cảnh các doanh nghiệp đang gặp khó khăn bị lôi kéo vào các cuộc đàm phán với nghiệp đoàn mà không có sự ủng hộ của một số đông nhân viên là điều vô cùng đáng lo ngại."

 

Nghiệp đoàn SDA đã có quan điểm khác, nói rằng các luật thương lượng tập thể với chủ doanh nghiệp "được thiết kế để giúp những người lao động được trả lương thấp - với những lợi ích chung rõ ràng – có quyền khởi sự việc thương lượng lao động".

 

Giám đốc điều hành McDonald's ở Úc, Joe Chiczewski, vẫn giữ im lặng về việc liệu nhân viên của gã khổng lồ thức ăn nhanh này có xứng đáng được tăng lương hay không. Ảnh: Nguồn cung cấp News.com.au

 

Nghiệp đoàn này nói, “McDonald's là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh lớn nhất cả nước,”

“Kể từ năm 2020, công ty này chỉ cung cấp cho nhân viên mức lương tối thiểu và các quyền lợi bắt buộc trong ngành thức ăn nhanh.”

“Vụ kiện này nhằm đưa chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh lớn nhất và có lợi nhuận cao nhất thế giới này trở lại bàn đàm phán và yêu cầu họ phải cho nhân viên của mình được quyền lên tiếng.”

 

Giám đốc điều hành McDonald's Úc, Joe Chiczewski, phát biểu với NewsWire vào ngày 3/07 rằng ông “vô cùng tự hào khi là công ty tuyển dụng nhiều nhân nhất, thuộc nhóm tuổi trẻ, trên khắp cả nước”.

 

Tuy nhiên, ông vẫn giữ im lặng về việc liệu nhân viên của mình có xứng đáng được tăng lương hay không.

 

Ông Chiczewski nói, “Chúng tôi đã biết về quyết định đã được đưa ra và chúng tôi đang thảo luận nội bộ về phản ứng của mình,”

“Và, chắc chắn nhân viên của chúng tôi xứng đáng được hưởng những điều tốt nhất và đó là lý do tại sao chúng tôi đầu tư vào họ.”

 

 

(Theo Báo Nam Úc savietnews.com.au)