MANUS, LORENGAU, PAPUA NEW GUINEA - 2018/02/08: Những đứa trẻ đi qua trại nơi những người xin tị nạn đang sống trên Đảo Manus. Chi phí dành cho người tị nạn của chính sách giam giữ ở nước ngoài của Úc đã rất cao đối với những người không may bị lân vào tình trạng tị nạn. Đối với những người xin tị nạn bị mắc kẹt trên hòn đảo Manus xa xôi ở Papua New Guinea, tương lai vẫn chưa chắc chắn như bao giờ hết. Trung tâm giam giữ ngoài khơi của Úc ở đó đã bị phá hủy vào ngày 31 tháng 10 năm 2017 nhưng đối với khoảng 600 người di tản vẫn còn sống trên hòn đảo xa xôi ở Thái Bình Dương, rất ít thay đổi. Những người xin tị nạn sống với sự dằn vặt của sự xa cách gia đình, bạn bè và trong tình trạng bị trầm cảm và những tổn thương trong quá khứ của họ. (Ảnh của Jonas Gratzer / LightRocket qua Getty Images) Nguồn: LightRocket / Jonas Gratzer / LightRocket qua Getty Images
AUSTRALIA - Vào tháng 3, chính phủ Úc đã chấp thuận đề nghị của New Zealand về việc tái định cư những người tị nạn từ các cơ sở giam giữ ngoài khơi. Từ đó đến nay đã bảy tháng trôi qua mà tình hình vẫn giậm châm tại chổ, vẫn chưa có ai được cho tái định cư.
Vào đầu năm nay, chính phủ liên đảng tiền nhiệm đã chấp thuận chương trình Thỏa thuận Tái định cư Úc New Zealand (New Zealand Australia Resettlement Arrangement).
Thỏa thuận đã được đưa ra đề nghị trong cả 10 năm trước khi nó được Úc chấp nhận, theo đó New Zealand sẽ tái định cư 150 người tị nạn mỗi năm trong thời gian ba năm.
Thỏa thuận đã được ký kết vào tháng 3, nhưng bảy tháng sau, SBS News có thể xác nhận không có một người tị nạn nào được tái định cư ở New Zealand như chương trình của thỏa thuận.
Phát ngôn nhân của Bộ Nội vụ khuyến nghị những người tị nạn tự nguyện trở về nước của họ, mặc dù nhiều người trong số họ là người dân tộc thiểu số đang chạy trốn sự đàn áp.
Zaki Haidari, một nhà vận động nhân quyền cho Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói rằng việc trì hoãn chỉ làm tăng thêm sự "hành hạ" của 10 năm làm lơ và im lặng.
"Nếu chúng ta đến những trại tị nạn ngoài khơi ở Nauru và PNG, hầu hết họ đều bịnh hoạn, tinh thần không ổn định. Họ đã trải qua quá nhiều chuyện. Họ đã bị hành hạ trong suốt mười năm qua, không chỉ bởi chính phủ Úc mà còn bởi các công ty được ký hợp đồng chăm sóc họ."
Ông Haidari nói rằng những người tị nạn ở các cơ sở ngoài khơi không thể trò chuyện quá 5 phút do bị đối xử không tốt.
Các cuộc phỏng vấn để tái định cư mất nhiều giờ và ông Haidari nói rằng những người tị nạn cần phải được đưa đến Úc để được điều trị y tế thích hợp trước khi phải quyết định quốc gia nào mà họ cảm thấy an toàn.
"Chúng tôi yêu cầu sơ tán họ ra khỏi những hòn đảo đó ngay lập tức. Bởi vì các chuyên gia và hệ thống chăm sóc sức khỏe mà họ cần thì ở đó không có. Ở Úc, có đủ những thứ đó và có trách nhiệm về những thiệt hại mà chính phủ đã gây ra cho họ. Do đó mà chúng ta cần quan tâm đến những người tị nạn những người đang cần được chăm sóc ngay bây giờ, trước khi họ đưa ra lựa chọn về nơi đi và thậm chí trước khi tham gia vào quá trình này, bởi vì quá trình tị nạn là một quá trình dài và nó yêu cầu cần có sức khỏe cho cả người phỏng vấn và được phỏng vấn để có thể thực hiện toàn bộ quá trình này."
SBS hiểu rằng không có người tị nạn nào định cư ở New Zealand như thỏa thuận tái định cư giữa Úc và New Zealand.
Và ngay cả đối với những người tị nạn ở Nauru và PNG cũng vậy.
"Khi họ được đưa đến một trong những hòn đảo này, và họ được nói cho biết rằng họ sẽ không bao giờ được gọi Úc là nhà, điều đó có nghĩa là họ sẽ không bao giờ được đến Úc như theo luật hiện hành áp dụng trong trường hợp họ của họ. Vì vậy, họ buộc phải quay trở lại nơi họ đến trong vài năm đầu tiên. Và tất nhiên, hầu hết họ là người dân tộc thiểu số đã bị đàn áp ở đất nước của họ, ví dụ, những người tị nạn Hazara rất giống với Những người tị nạn Iran, ở chổ họ không thể nào quay trở lại chế độ nơi mà họ đã trốn thoát."
Abbas Nazari, người đã chạy trốn khỏi Afghanistan vào năm 2001 và từ đó đến định cư ở New Zealand, nói rằng có "sự khác biệt rõ rệt" trong cách chính phủ New Zealand tiếp cận người tị nạn so với cách của chính phủ Úc.
Ông Nazari đã cùng gia đình chạy trốn khỏi Taliban 20 năm trước trên một chiếc thuyền đánh cá nhỏ bằng gỗ trước khi họ được tàu container của Na Uy, MV Tampa, cứu ở Ấn Độ Dương.
Đây là con tàu nổi tiếng và vụ việc này được biết đến với cái tên Vấn đề Tampa (Tampa Affair). Nó liên quan đến việc cựu thủ tướng Úc John Howard đã ra lệnh cho các lực lượng đặc biệt lên tàu, và ngay sau đó đưa ra "Giải pháp Thái Bình Dương" (Pacific Solution), theo đó những người xin tị nạn được đưa đến Nauru.
Cựu thủ tướng New Zealand Helen Clark đã gọi điện cho ông Howard và nói với ông rằng New Zealand sẽ nhận 150 người tị nạn trên tàu Tampa.
Ông Nazari nói rằng chính phủ Úc có thể mua cho những người tị nạn một ngôi nhà ở Toorak, một trong những vùng ngoại ô giàu có nhất của Melbourne, với số tiền mà họ chi ra để giam giữ họ.
"Chi ra đến một triệu đô mỗi năm để vận hành các trại giam giữ ngoài khơi để làm gì? Tôi luôn nói đùa rằng với vài trăm người đang bị giam giữ ở trên đảo Manus và Nauru, bằng ấy tiền anh có thể mua cho họ cái nhà ở Toorak cho họ một ít thu nhập cộng lại nó vẫn rẻ hơn so với việc điều hành những trung tâm giam giữ đó. Đó là một chính sách điên rồ, điên rồ nhưng vẫn còn áp dụng cho đến ngày nay. Và bây giờ họ sẽ bắt đầu sử dụng chúng làm trại trục xuất, do đó mà vòng quay tiền bạc cứ tiếp tục đang đi."
Ông nói rằng việc chỉ ra các hành vi vi phạm nhân quyền ở các nước khác là đạo đức giả đối với Úc.
"Tôi nghĩ sẽ là, như anh cũng biết, nếu đưa những con số mà quốc gia này có so với một số quốc gia khác, chắc chắn là sẽ thấy được rõ ràng các điều mà chúng ta có thể chỉ ra như là anh đang làm cái này, cái này anh cần phải sửa chữa nó. Đứng mà chỉ ra lỗi của người khác rằng thì là nhà anh dơ anh cần phải dọn dẹp thì dễ hơn nhiều là nhìn thấy chính mình. Hãy nhìn các trại tập trung ở ngoài khơi xem, có phải là những người đóng thuế ở Úc đang tài trợ và tạo tiền đề cho dự luật đó không?"
Phát ngôn nhân của Bộ Nội vụ nhấn mạnh rằng những người tị nạn ở Nauru "không bị giam giữ" và rằng họ "cư trú trong cộng đồng Nauruan, với đầy đủ quyền tự do đi lại và làm việc".