(Ảnh: SBS)

 

 

AUSTRALIA – Ung thư phổi và cổ tử cung đang được chú ý tại hội nghị y tế toàn cầu của người bản địa đang diễn ra ở Naarm, Melbourne. Hội nghị phòng chống Ung thư Bản địa Thế giới nhằm mục đích thúc đẩy mối quan hệ làm việc và hợp tác tốt hơn giữa các chuyên gia trên toàn cầu.

 

Hội nghị Phòng chống Ung thư Bản địa Thế giới năm nay đã có một màn khai mạc bằng ca hát và khiêu vũ như là cách thể hiện sự tôn trọng và đánh giá cao văn hóa Thổ dân.

 

Các chuyên gia y tế của First Nations và các nhà nghiên cứu ung thư từ khắp nơi trên thế giới đã tề tựu tại Naarm, Melbourne để hợp tác và làm sáng tỏ một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho người Úc Bản địa.

 

Năm nay, hội nghị đặc biệt tập trung vào bệnh ung thư phổi và ung thư cổ tử cung, căn bệnh trước đây vẫn là căn bệnh giết người lớn nhất đối với các dân tộc Thổ dân và người Dân đảo Torres Strait.

 

Giáo sư Kalinda Griffiths, là một phụ nữ thuộc bộ tộc Yaruwu và là Chuyên gia tổ chức hội nghị quốc gia, giải thích về một trong những lý do khiến bệnh ung thư phổi phổ biến hơn ở người Úc Bản địa.
 

"Nếu chúng ta mắc bệnh ung thư phổi, nó có thể sẽ ảnh hưởng đến chúng ta trong khoảng 20 năm, vì chúng ta đã giảm lượng tiêu thụ thuốc lá, thường là như vậy. Ngoài ra, những người chưa bị chẩn đoán bệnh thì họ vẫn cứ hút và không giảm hút thuốc theo thời gian. Do đó trong vòng thời gian 20 năm những người mới bị chẩn đoán bệnh thì thêm vào và những người đang điều trị thì vẫn nằm trong diện bệnh, do đó những gì chúng ta đang thấy là tỷ lệ ung thư phổi diễn ra ngày càng tăng, nhưng về cơ bản, thì đó là khoảng thời gian kéo dài 20 năm. Chúng ta có những người Thổ dân hút thuốc bất kỳ lúc nào hơn và họ không bỏ nó xuống nhanh như những người không phải Bản địa, và đó là tiền đề cho việc dẫn đến tỷ lệ ung thư phổi tăng."

 

 

Dữ liệu từ Viện Y tế Úc cho thấy ngay cả khi số lượng người hút thuốc đang giảm, nhưng số người Bản địa hút thuốc cao gần gấp ba lần so với cộng đồng khác và số lượng hút trở đi trở lại cũng nhiều hơn.
 

 

Giáo sư Nghiên cứu Sức khỏe Bản địa tại Đại học Queensland, Gail Garvey, là một phụ nữ thuộc bộ tộc Kamilaroi cho biết hệ thống y tế của Úc không được thiết kế để có người Bản địa thuộc chuyên môn phục vụ cho người Bản địa.
 

"Chúng tôi không có người Bản địa làm việc trong lĩnh vực chăm sóc bệnh ung thư và hỗ trợ người dân Bản địa của chúng tôi. Chúng tôi cũng đang xử lý các hệ thống y tế và dịch vụ chăm sóc bệnh ung thư mang tính phân biệt chủng tộc hoàn toàn và họ không hỗ trợ người dân Bản địa của chúng tôi bằng ngôn ngữ, họ không hỗ trợ 'không giao tiếp theo cách mà người dân Bản địa có thể hiểu chẩn đoán của họ là gì, phương pháp điều trị nào có sẵn.”

 

 

Điều đáng chú ý nữa là ung thư cổ tử cung, trong khi tỷ lệ của bệnh này ở những người không phải Bản địa đang giảm dần nhờ vắc-xin H.P.V, thì ở người dân Bản địa cả ở Úc và trên toàn thế giới căn bệnh ung thư này vẫn là một vấn đề lớn.
 

 

Giáo sư Garvey cho biết lý do chính cho điều này là do thiếu các chiến lược nâng cao nhận thức và phòng ngừa ung thư phù hợp cho người dân Bản địa.
 

"Tổ chức Y tế Thế giới có chiến lược loại bỏ bệnh ung thư cổ tử cung trên toàn thế giới. Và nếu chúng ta định làm điều đó, chúng ta phải bảo đảm bao gồm cả người dân Bản địa trong chiến lược. Úc nói rằng Úc sẽ là một trong những những quốc gia đầu tiên trên thế giới loại bỏ ung thư cổ tử cung. Điều đó có thể đúng với những người Úc không Bản địa, còn nếu chúng ta muốn làm điều đó với người Úc Bản địa, chúng ta cần tập trung, chúng ta cần bố trí những người chúng ta cần, đặt tiếng nói của người bản địa vào trung tâm của các cuộc thảo luận này, nếu chúng ta muốn tạo ra sự khác biệt."

 

 

Giám đốc điều hành của Liên minh Phòng chống Trung tâm Ung thư Toàn diện Victoria - Victorian Comprehensive Cancer Centre (VCCC) - Giáo sư Grant McArthur cho biết hội nghị cũng sẽ xem xét tỷ lệ phổ biến của bệnh ung thư gan.
 

"Tại Liên minh Trung tâm Ung thư Toàn diện Victoria, chúng tôi đã nhận ra rằng ung thư gan là một loại ung thư có khoảng cách lớn nhất giữa người Úc Bản địa và người không Bản địa, và chúng tôi cũng thấy điều tương tự ở Bắc Mỹ. Vì vậy, chúng tôi có một chương trình trong đó đưa những khám phá khoa học mới nhất về ung thư gan vào để giải quyết vấn đề này, với sự tập trung mạnh mẽ vào những gì chúng ta có thể làm để xoay chuyển tình thế nhằm thu nhỏ khoảng cách quá lớn giữa người dân các Quốc gia Bản địa ở Úc và trên toàn thế giới với những người không Bản địa về tỷ lệ mắc ung thư gan."

 

 

Giáo sư Garvey cho biết hội nghị là cơ hội để học hỏi và hợp tác với các nhà nghiên cứu Bản địa trên toàn thế giới.
 

"Đến và chia sẻ những gì họ đang làm ở đất nước của họ, để chúng tôi có thể học hỏi từ điều đó và chúng tôi có thể chia sẻ những gì hiệu quả và những gì không hiệu quả, và chúng tôi có thể đến với nhau với tư cách là những người Bản địa, tập trung vào việc cố gắng cải thiện kết quả dành cho người dân Bản địa. Chúng ta có thể cùng nhau làm điều này và đó là sự hợp tác mạnh mẽ của những người Bản địa đến từ Canada, Hoa Kỳ, Aotearoa New Zealand và nhiều quốc gia Bản địa khác trên thế giới."

 

 

An toàn văn hóa là một ưu tiên quan trọng khác của hội nghị, với các nhóm họp ngồi thành vòng tròn tạo một không gian thảo luận để nghe cả Trưởng lão và người trẻ chia sẻ những câu chuyện của họ nhằm thúc đẩy các cuộc thảo luận giữa các thế hệ về sức khỏe và cộng đồng.

 

 

Giáo sư Griffiths nói rằng điều quan trọng là phải hiểu được điểm chung của rất nhiều người dân Bản địa và tác động rõ ràng của nó đối với sức khỏe.

 

“Chúng tôi đã bị thuộc địa hóa. Hậu quả của việc thuộc địa hóa có hại cho sức khỏe của chúng ta và chúng ta thiếu niềm tin vào những gì chính phủ cũng như những gì những người không phải bản địa đang nói. Vì vậy, chúng tôi thực sự cần thúc đẩy một số cuộc thảo luận về vấn đề này từ lãnh đạo trong lĩnh vực ung thư cũng như từ lĩnh vực phòng ngừa sức khỏe."