Có sự khác biệt trong mức lương giữa nam và nữ. Nguồn: AAP
AUSTRALIA - Lần đầu tiên, khoảng cách lương giữa nam và nữ của khoản hơn 5 triệu công nhân viên tại các công ty Úc được tiết lộ. Một số thương hiệu lớn nhất và nổi tiếng nhất trong nước cũng cho thấy có một khoảng cách đáng kể tiền lương giữa hai giới, không ít các công ty thương hiệu trả lương cho phụ nữ trung bình ít hơn so với mức lương của một người nam trong cùng một công việc.
Sự khác biệt giữa mức lương nam và nữ tại các công ty lớn nhất ở Úc lần đầu tiên được tiết lộ: từ các nhà sản xuất bia, các công ty xây dựng đến ngân hàng và cả thợ làm bánh.
Dữ liệu được tiết lộ theo luật mới cho thấy khoảng cách lớn về lương theo giới tính tại một số doanh nghiệp nổi tiếng nhất ở Úc mà khách hàng chính của họ là phụ nữ.
Tại nhà sản xuất bia Lion, nơi sản xuất bia XXXX Gold, Tooheys và Four Pillars, thì khoản cách mức lương cơ bản trung bình giữa hai giới chỉ là 1,4%.
Tuy nhiên nếu bao gồm tất cả các hình thức thù lao như tiền thưởng và trả ngoài giờ thì khoản cách này sẽ cao hơn (8,4%) , dù vậy thì nó vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình quốc gia là 14,5% và vẫn nhỏ so với mức lương của một số tên tuổi nhãn hàng lớn nhất ở Úc.
Cơ quan Bình đẳng giới Tại Nơi Làm Việc (Workplace Gender Equality Agency) đã khảo sát gần 5.000 cơ sở sản xuất kinh doanh tư nhân có 100 công nhân trở lên ở Úc và cho thấy rằng:
Hơn 90% cơ sở trong các ngành dịch vụ khai thác mỏ, điện, nước và chất thải cũng như dịch vụ tài chánh và bảo hiểm có sự chênh lệch về lương theo giới thiên về nam giới.
Một nửa sốbcông ty trong khảo sát có khoảng cách lương giữa nam nữ cao hơn 9,1%, so với khoản cách trung bình trên toàn quốc là 21,7%, tương đương với việc phụ nữ kiếm được ít hơn nam giới khoảng 26.400 AUD (26.393 USD) mỗi năm.
Nghiên cứu cũng tìm thấy công ty nào có nhiều phụ nữ trong ban lãnh đạo thì mức chênh lệch lương thấp hơn. Những công ty có nam nữ cân bằng trong ban lãnh đạo thì hơn 50% trong số đó không có khoảng cách về lương.
Thượng nghị sĩ Liên bang về Lao động Malarndirri McCarthy nói với Đài số 9 rằng báo cáo mang lại sự minh bạch rất cần thiết về những gì phụ nữ nên được trả.
"Phụ nữ trên khắp đất nước và người sử dụng lao động nói chung nay nay có thể để mắt đến những gì đang diễn ra với họ và tôi nghĩ đây là cách mà quốc gia nên hướng tới quan tâm đến cuộc đấu tranh để phụ nữ nhận được sự tôn trọng ở nơi làm việc, và nhất là trong vấn đề tiền lương."
Một số công ty lớn nhất của Úc lần đầu tiên đã công bố dữ liệu về khoảng cách tiền lương theo giới, trong đó vận tải, xây dựng và khai thác mỏ là những công ty có khoản cách lương tệ hại nhất.
Các hãng hàng không Úc bao gồm Qantas, Jestar và Virgin đã báo cáo mức chênh lệch lương trung bình lần lượt là 37%, 43,7% và 41,7%.
Báo cáo đã được các chính trị gia thuộc khắp các đảng phái chính trị cấp liên bang hoan nghênh.
Phó lãnh đạo phe đối lập Sussan Ley nói rằng thông tin này cho thấy rõ ai là người "làm đúng" và ai là người "làm sai".
Tổng trưởng Phụ nữ Liên bang Katy Gallagher nói với ABC rằng việc công bố dữ liệu này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp cải thiện.
"Tôi không nghĩ có gì đáng ngạc nhiên khi thực tế là có rất nhiều doanh nghiệp của chúng ta có mứa lương chênh lệch đáng kể. Công bố này thực sự giúp thúc đẩy cải thiện hiệu suất làm việc, bảo đảm các doanh nghiệp hiểu được điều gì đang diễn ra trong hoạt động kinh doanh của chính họ, và cố gắng đạt được thỏa thuận tốt hơn, thu hẹp nhiều hơn khoản cách trả lương theo giới tính."
Việc nam giới và phụ nữ phải được trả lương như nhau cho cùng một công việc đã được quy định trong luật trong nhiều thập kỷ.
Người sử dụng lao động nào không tuân thủ là vi phạm pháp luật.
Khoảng cách về lương theo giới phức tạp hơn và xuất phát từ các yếu tố như các ngành công nghiệp bị chi phối bởi giới tính hoặc bị phân biệt trước đây.
Ví dụ, nghề dạy học và "chăm sóc" thường chủ yếu là do phụ nữ đảm nhiệm và được trả lương thấp hơn nhiều so với các lĩnh vực do nam giới thống trị như xây dựng.
Phụ nữ cũng có nhiều khả năng có nhiều thời gian nghỉ việc hơn để nuôi con hoặc chăm sóc người thân già yếu. Ngoài ra, còn có lịch sử phân biệt giới tính đối với phụ nữ, cùng với những rào cản lâu đời về mức lương và những vấn đề khác, chẳng hạn như phụ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn trong các công việc bán thời gian khiến họ khó ổn định tài chánh hơn.
Chính vì những lý do này mà các công ty nào đang tìm cách giảm khoảng cách lương thì họ có xu hướng bắt đầu từ những việc như tăng tỷ lệ phụ nữ trong vai trò quản lý, chuyển điều khoản "nghỉ thai sản" thành "chăm con mọn" có thể áp dụng cho cả nam, và kiểm tra ở những nơi mà lương được trả thấp nhất trong một công ty để chỉnh đốn.