Ảnh: SBS/Abby Dinham

 

 

 

AUSTRALIA - Các lãnh đạo của người tỵ nạn Congo ở các vùng quê nước Úc cho biết, cộng đồng của họ bị cô lập do các phương tiện giao thông công cộng hạn chế và những khó khăn để lấy được bằng lái. Nay hai lãnh tụ của cộng đồng Congo hiện phát động một chương trình dạy lái xe bằng ngôn ngữ của họ, nhằm giúp đỡ những đồng hương tỵ nạn khác khi nhận nước Úc là quê hương thứ hai.

 

 

Trên lối lái xe vào nhà tại khu ngoại ô Wodonga, một chiếc xe hơi nhỏ màu xám với đèn lái bị vỡ và nhiều vết trầy dọc theo cảng xe, đang được kiểm tra.

 

 

Ông Runezerwa Masange và Kimararungu Nelson Budederi, thường được gọi tắt là Nelson và Masange trong cộng đồng người Congo, họ đang xem xét vỏ xe, các thiết bị an toàn và một cái thắng và bàn đạp tốc độ được gắn thêm bên phía hành khách.

 

 

Nhìn từ bên ngoài, chiếc xe chẳng có gì đặc biệt thế nhưng trong thực tế nó là giấc mộng cho cuộc sống tốt đẹp hơn đối với hàng trăm người tỵ nạn Congo, hiện sống dọc theo biên giới của Victoria và New South Wales.

 

 

Chiếc xe có thể được lái cả hai bên tài xế và hành khách, là một thành tố quan trọng trong việc phát động một chương trình giáo dục về lái xe, bằng ngôn ngữ của họ do hai ông phát động, với mục tiêu mà theo ông Masange cho biết, là thay đổi cuộc sống của người tỵ nạn tại địa phương.

 

Masange nói “Chúng tôi đã thay đổi đất nước, nhưng không thay đổi được tương lai của họ".

 

"Những gì chúng tôi cố gắng thực hiện là tìm cách giúp đỡ, để thay đổi tương lai của họ”.

 

 

Được biết cả hai ông Masange và Nelson là những người tỵ nạn Congo đầu tiên đến vùng Albury và Wodonga.

 

Ông Nelson cho biết, việc tầm trú với niềm hy vọng được tự do cho những người trốn tránh bạo lực và đàn áp, thế nhưng nhiều người trong họ vẫn tiếp tục sống trong tù túng và cô lập ngay trong nhà họ, do chẳng có bằng lái xe.

 

Ông nói “Bằng lái còn tốt hơn giấy căn cước tại Úc. Thật không dễ dàng và mọi người tìm cách để có được bằng lái mà họ mong muốn”.

 

 

Ông cho biết không có phương tiện đi lại, nhiều người mới đến gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm, đi học hoặc tham dự trường TAFE và ngay cả việc mua hàng từ các siêu thị về nhà.

 

 

Nhân viên cố vấn cộng đồng thuộc Cộng đồng Sắc tộc vùng Albury và Wodonga, nghị viên Richard Ogetii, nói rằng ông biết một số phụ nữ là những người đầu tiên có mặt tại siêu thị, để họ có thể đẩy các xe trolley chở hàng suốt đoạn đường về nhà, mà không bị người khác dòm ngó.

 

Ông Richard Ogetii nói “Thật hết sức bối rối khi phải đẩy chiếc trolley dọc theo đường phố và bà ta cũng hết sức quan ngại, khi yêu cầu mọi người giúp đỡ”.

 

Ông cho biết, đầu tiên những người mới đến yêu cầu láng giềng hay các thành viên khác trong cộng đồng giúp đỡ để đi lại, thế nhưng chẳng bao lâu họ cảm thấy ngại ngùng khi yêu cầu quá nhiều chuyện.

 

Ông Ogetii nói rằng, nhiều người ờ vùng biên giới của hai tiểu bang đã trải qua nhiều năm nếu không nói là hàng thập niên trong các trại tỵ nạn, họ đến Úc với chút ít vốn liếng Anh Ngữ và không có kinh nghiệm về việc lái xe, trong khi được yêu cầu hoà nhập về ngôn ngữ để bắt kịp trong cuộc sống.

 

Ông nói “Chúng tôi xem đó là điều hiển nhiên là có thể lái xe là chuyện dễ dàng hay mọi người đều có thể lái xe".

 

"Thế nhưng nếu không có sự hỗ trợ thì điều đó trở nên rất khó khăn và họ bằng cách nào đó sẽ bị cô lập”.

 

 

Mưa gió, mưa đá hay trời quang mây tạnh thì bà Nyakiza Nyandebwa và con gái là Bierro Nyamahoro, chẳng có cách nào hơn là phải đi bộ quanh Wodonga.

 

Bà cho biết có thể lái xe có thể làm thay đổi cuộc sống cho cả gia đình bà.

 

Bà Nyakiza Nyandebwa nói “Tôi là một người mẹ đơn thân, chúng tôi phải đi bộ đến trường vào mùa đông lạnh lẽo và ẩm ướt".

 

"Có được bằng lái sẽ là một chiến thắng quan trọng với tôi, khi có thể lái xe đến trường, tìm việc làm và có thể đi mua sắm”.

 

 

Chưa hề lái xe và cô con gái bà cho biết nay họ tìm thấy một số cơ hội tại thị trấn biên giới, thế nhưng lại ở ngoài tầm với.

 

Bierro Nyamahoro nói “Nếu lấy được bằng lái, tôi có thể giúp đỡ cho mẹ tôi, rồi khi học xong tôi có thể có việc làm và trở nên tự lập”.

 

 

Cũng có các trạm xe lửa ở Albury và Wodonga, thế nhưng chẳng có dịch vụ hỏa xa nào đến các khu ngoại ô khác, chẳng có xe điện trong khi hệ thống xe buýt có giới hạn mà dân địa phương cho rằng không thể tin cậy được.

 

 

Bà Roberta Baker thuộc Cộng đồng Sắc tộc tại Albury và Wodonga nói rằng, qua công việc bà biết nhiều người mới đến có thể tìm được việc làm trong các cuộc phỏng vấn và chỉ một rào cản cuối cùng không thể vượt qua, đó là bằng lái xe.

 

Bà Roberta Baker nói “Những gì chúng tôi tìm thấy là khoảng cách địa lý giữa Albury và Wodonga, với một con sông ngăn cah là khoảng 5 kí lô mét".

 

"Nếu quí vị cư ngụ tại một thị trấn và có việc làm tại một thị trấn khác, quí vị phải lái xe đến đó”.

 

 

Trong khi đó Nhóm Tỵ nạn thuộc Thung Lũng Murray, đề nghị trợ giúp cho người tỵ nạn phải trả học phí lái xe, một khoản chi tiêu mà một gia đình đông người có thể tốn kém đến hàng trăm đô-la.

 

 

Bà Penny Vine của nhóm nói trên cho biết, dịch vụ định cư sớm nhìn nhận rằng, việc thiếu bằng lái xe đã trở thành một rào cản trong vấn đề hội nhập vào cộng đồng địa phương.

 

 

Bà cho biết, ngay cả khi các công việc chuyên môn có thể được ngân sách tài trợ, thì vấn đề ngôn ngữ vẫn là một trở ngại quan trọng.

 

Bà Penny Vine nói “Khi quí vị có người trong gia đình phải trả 10,360 đô la cho 6 buổi học, thì đó không phải là chi tiêu hợp lý thế nhưng lại rất cần thiết”.

“Thường khi người thông dịch là một trong những đứa trẻ trong gia đình, chúng chẳng biết lái xe và luôn có chuyện chậm trễ”.

 

 

Nhóm nói trên hiện ký vào một biên bản ghi nhớ với hai ông Masange và Nelson, nhằm cung cấp chiếc xe có thể lái cả hai bên mà họ cần đến, hầu chương trình dạy lái xe bag ngôn ngữ của họ tại vùng Albuty-Wodonga có thể thực hiện.

 

 

Ông Nelson cho biết, trong khi họ dự tính có các bài học bằng tiếng Washili, tiếng Pháp và vài ngôn ngữ khác khi sử dụng chính chiếc xe của họ, mà chẳng có thắng hay bàn đạp tăng tốc bên phía hành khách, thì các bài học lái xe có thể gặp nguy hiểm.

 

Ông nói “Chúng tôi đang giúp đỡ cộng đồng bằng cách sử dụng xe hơi của chúng tôi, thế nhưng không an toàn".

 

"Tuy nhiên với chiếc xe nầy, chúng tôi có thể làm nhiều việc hơn nữa”.

 

Chương trình này mặc dù vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, nhưng đã thu hút được cả một làn sóng trên trang mạng, với nhiều người tỵ nạn Congo yêu cầu được học hàng ngày.

 

Ông Richard Ogetii cho biết, bằng lái xe đối với người tỵ nạn còn quan trọng hơn khả năng lái được xe, nó còn là biểu tượng cùa sự tiến triển và có chỗ đứng trong xã hội Úc.

 

Ông Richard Ogetii nói “Có thể lái được xe có ý nghĩa nhiều hơn là chỉ có bằng lái mà thôi".

 

"Đối với những người khác, nó có nghĩa là nhận được công việc, trở nên độc lập và sống một cuộc đời với đầy đủ phẩm cách”.

 

 

Còn ông Masange cho biết, khi ông lánh nạn bạo lực từ Cộng Hoà Dân chủ Congo hồi năm 2008, ông trải qua 5 năm tại Kenya và mất hết hy vọng cho một cuộc sống mới.

 

 

Ngày nay lái xe qua các đường phố cuả thị trấn Wodonga, ông cho biết cuộc đời là một xa lộ với nhiều hy vọng.

 

Ông Masange nói “Nay ước mơ của tôi ngày càng lớn hơn, tôi có thể là người bình thường trong tương lai tại một đất nước an toàn, với những giấc mộng như bao người khác” .

 

 

Hai ông hiện quyết tâm giúp đỡ những người tỵ nạn Congo khác, tìm thấy sự tự do cho chính họ đàng sau tay lái.