Một hình ảnh những cây thủy sinh xanh tốt với những chiếc lá xanh mượt như lông vũ. Loại cây/rong ao đặc biệt này được gọi là Carolina Fanwort (Cabomba) và là một loại thực vật sống thường hay được bỏ vào bể cá nước ngọt thay vì cây giả bằng nhựa. Ảnh: iStockphoto / mtreasure/Getty Images/iStockphoto

 

AUSTRALIA -  Một loại thủy sinh du nhập từ Nam Mỹ đang lây lan nhanh và đe dọa sẽ xâm chiếm các tuyến đường thủy của Úc, khiến các hoạt động giải trí trở nên khó khăn, làm tăng thêm chi phí quản lý nước và bóp nghẹt các hệ sinh thái bản địa. Rất may mắn các nhà khoa học đã tìm ra giải pháp tự nhiên để kiểm soát chúng mà không làm ảnh hưởng các loại thực vật bản địa khác.

 

Trong việc bảo vệ nước Úc thì đây có lẻ là trận chiến lạ trong lịch sử nước Úc.

 

Trận chiến này đang phải đối mặt với kẻ thù có khả năng lớn lên đến 5 centimet mỗi ngày.

 

Tiến sĩ David Roberts là một nhà khoa học cấp cao của S-E-Q-Water và cho biết vấn đề là do một loại tảo thủy sinh có tên là Cabomba.

"Cabomba là một loài gây hại được liệt kê trong danh sách quốc gia. Tức là thứ cỏ dại mà quốc gia phải quan tâm. Đó là vì nó có khả năng phá hoại và xâm chiếm tất cả các tuyến đường thủy từ cận nhiệt đới đến nhiệt đới. Nóxuất phát từ Châu Mỹ, tập trung nhiều nhất ở khu vực Argentina, nơi nó mọc tự nhiên. Nhưng thật không may, nó là một loại cây đẹp đến nỗi nó được đưa vào Úc làm cây thủy sinh, và bằng cách nào đó nó đã thoát khỏi bể cá và xâm nhập vào nguồn nước của chúng ta. Và một số các hồ của chúng ta là những nơi đầu tiên nó được phát hiện trong nước từ nhiều năm trước."

 

Tiến sĩ Roberts cho biết Cabomba có một số tác động đối với hệ thống sông lạch ao hồ của Úc - nhất là đối với việc cung cấp nước.

"Đó là một loài thực vật phát triển rất tốt đến nỗi nó thực sự làm tắc nghẽn dòng chảy và sự lưu thông của nước. Nó là một loại thực vật có thể mọc vào trong hệ thống đường ống của chúng ta và gây tắc nghẽn. Và do mức độ phát triển của nó trong hồ, nó có thể thay đổi tính chất hóa học của nước trong hồ. Và điều đó có thể làm cho việc xử lý nước trở nên tốn kém và khó khăn hơn. Những người du ngoạn cũng gặp rủi ro với loại cây này vì nó quá dày và thân quá dài và bám vào bùn dưới đáy hồ nước. Người bơi lội hay chèo thuyền đều thực sự có thể bị vướng vào cỏ dại này và bị cuốn vào nó. Do vậy mà nó cũng ảnh hưởng đối với những người thưởng ngoạn sông nước. Và cuối cùng, bởi vì nó thống trị môi trường, nó có thể có tác động khá lớn đến hệ sinh thái của sông hồ. Nó lấn át tất cả các loài thực vật bản địa của chúng ta từng sống trong các đầm hồ và nó cũng có thể ảnh hưởng đến loài thủy sản và các động vật khác vì chúng không thích sống trong một môi trường thực vật dày đặc như vậy."

 

Giờ đây, sau nhiều năm nghiên cứu ở Nam Mỹ và Úc, các nhà khoa học đã thả kẻ thù truyền kiếp của cabomba, cabomba weevil hay mọt cabomba, vào Hồ Kurwongbah, một tài nguyên nước do S-E-Q-Water quản lý, phía bắc Brisbane.

 

Tiến sĩ Kumaran Nagalingam là Nhà khoa học nghiên cứu cấp cao tại C-S-I-R-O, đã làm việc với S-E-Q-Water về kế hoạch loại bỏ tảo dại.

 

Ông nói rằng thú mỏ vịt ở những con lạch bị tảo cabomba xấm lấn có số lượng thấp hơn so với những con lạch không bị nhiễmtảo cabomba ở phía bắc Queensland.

 

Ông nói rằng kế hoạch thả mọt weevil là đặc biệt ở Úc.

"Đây là chương trình đầu tiên của Úc. Chính xác mà nói, đây là chương trình đầu tiên trên thế giới. Vì vậy, không có chương trình kiểm soát sinh học nào diễn ra ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Chương trình của chúng tôi là chương trình đầu tiên sử dụng kiểm soát sinh học cổ điển để kiểm soát Cabomba. Và chúng tôi là người đầu tiên ưu tiên điều này; chúng tôi sẽ thử nghiệm thả vào hệ sinh thái tự nhiên nơi mà Cabomba đang mọc tràn lan."

 

Tiến sĩ Roberts cho biết việc tìm kiếm một giải pháp tự nhiên đã có từ lâu.

"Việc tìm kiếm một giải pháp kiểm soát tốt hơn đối với loài cỏ dại này là cả một chặng đường dài. Chúng tôi bắt đầu tìm kiếm các giải pháp từ hơn 20 năm trước. Nó bắt đầu bằng việc SEQ-Water tài trợ để gửi một số nhà khoa học hàng đầu đến Argentina để xem loại cây này mọc tự nhiên ở đâu và xem có con gì ăn nó không."

 

Tiến sĩ Nagalingam giải thích thêm nghiên cứu của họ ở Nam Mỹ cho thấy mọt cabomba dành cả đời chỉ ăn cabomba và nghiên cứu sâu rộng về kiểm dịch ở Úc đã xác nhận mọt cabomba không phải là mối nguy đối với các loài thực vật bản địa.

 

Mọt cabomba đã được thử nghiệm trên 17 loài thực vật ở Úc có họ hàng gần với cabomba vì những loài thực vật này có nhiều khả năng trở thành nguồn thức ăn tiềm năng cho loài mọt này.

 

Các loài thực vật bản địa đã được cung cấp cho ba thế hệ mọt ăn trong suốt vòng đời của chúng.

 

Những con mọt bỏ qua các loại cây ở Úc, chỉ ăn cabomba.

"Vì vậy, có khá nhiều kẻ thù tự nhiên liên quan đến nó, nhưng có một điều mà chúng tôi phải bảo đảm rằng chúng chỉ đặc trưng cho Cabomba - tức là chúng không ăn hoặc phát triển trên các cây bản địa khác. Sau khi trải qua quá trình ưu tiên đó, cuối cùng chúng tôi chỉ có một tác nhân kiểm soát sinh học ký chủ cụ thể cho Cabomba. Vì vậy, bản thân việc kiểm soát sinh học cobomba sẽ không giải quyết được vấn đề. Nhưng cách thức hoạt động của biện pháp kiểm soát là nó sẽ làm giảm sinh khối (biomass), nó sẽ làm giảm sức sống của cây."

 

Mọt trưởng thành gặm những chồi ngọn của cây cabomba - nhưng ấu trùng mọt chui qua thân cây tảo mới là tác nhân chính gây hại nhiều nhất cho loại tảo cabomba và tiêu diệt chúng.

 

Theo các quy trình của Bộ Nông nghiệp, Ngư nghiệp và Lâm nghiệp, mọi con mọt cabomba đều được kiểm tra để tìm các ký sinh trùng quá giang trong các con mọt này hoặc các mầm bệnh trước khi chúng được đưa ra khỏi khu vực cách ly.

 

Mọt đã được nuôi hàng loạt trong nhà kính nên có đủ số lượng để thả ra đồng ruộng thành công.

 

SEQ Water và CSIRO đã xây dựng một vườn ươm mọt gần Hồ Kurwongbah, nơi có nhiều ấu trùng mọt đang được nuôi để chuẩn bị cho việc phóng tác nhân kiểm soát sinh học trong tương lai ra các hồ khác ở Đông Nam Queensland nơi đang bị ảnh hưởng nặng bởi sự phá hoại của tảo cabomba.