Diggaj Regmi, Nguồn: SBS

 

 

 

Một số cộng đồng tại các thị trấn dọc theo biên giới New South Wales và Victoria bị đóng cửa, hiện phải phấn đấu để theo dõi các tin tức cập nhật bằng ngôn ngữ khác hơn Anh Ngữ. Cư dân thuộc nguồn gốc di dân tại 2 thị trấn Albury và Wodonga ở hai bên biên giới cho biết họ hoang mang và tin tức chậm trễ đến 36 tiếng đồng hồ sau mới nhận được.

 

 

Lần đầu tiên vào tối thứ ba tuần qua, biên giới giữa New South Wales và Victoria đã đóng lại sau gần 100 năm, như một phần trong nỗ lực nhằm ngăn chận vụ bùng phát của coronavirus tại Melbourne khỏi lây lan xa hơn.

 

Việc này gây nhiều trở ngại lớn lao, cùng những khó khăn về tiếp liệu cho các thị trấn biên giới như Albury và Wodonga, cả hai nơi có dân số khoảng 90 ngàn người.

 

Việc đóng cửa biên giới cũng gây ra hoang mang cho những cộng đồng đa văn hóa sống khép kín khi họ tìm cách nhận được thông tin về các hạn chế mới bằng chính ngôn ngữ của họ khác hơn là Anh Ngữ.

 

Anh Diggaj Regmi là một thành viên của cộng đồng người Nepal và Miến Địên sống tại đó cho biết, có những khó khăn trong việc hiểu biết về luật lệ biên giới mới.

 

Anh Diggaj Regmi  nói “Vào giai đoạn tiên khởi, chúng tôi hoang mang trong việc đi đến phía bên Albury và trong cộng đồng chúng tôi tại đây có nhiều căng thẳng”.

 

Tiếng Nepal là loại ngôn ngữ được nói nhiều đứng hàng thứ hai tại khu vực Albury-Wodonga, theo cuộc thống kê dân số năm 2016.

 

Anh Regmi là một kỹ sư sống ở Wodonga, thế nhưng thường xuyên phải băng qua biên giới đến Albury để làm việc.

 

Anh cho biết trong khi cộng đồng của ông có thể qua lại thường xuyên, thì các tin tức trên toàn quốc về COVID-19 khiến cho cư dân địa phương khó có thể tiếp cận.

 

Anh nói rằng điều quan trọng là cộng đồng bị phân làm hai ở hai bên biên giới.

 

Anh Diggaj Regmi nói “Chúng tôi có chung biên giới và các cơ sở y tế tọa lạc tại đây, rất nhiều thành viên thuộc cộng đồng có nguồn gốc di dân đến Albury để làm việc, học hành và viếng thăm gia đình”.

 

Anh cho biết có được thông tin dịch sang tiếng Nepal thì sẽ có ích hơn.

 

Anh nói “Đó là ý tưởng rất hay khi có các thông tin bằng tiếng Nepal, để cho mọi người đều hiểu được, cũng như chúng tôi có thể làm việc với nhau như một phần trong cộng đồng”.

 

Những nhà thông dịch địa phương cho biết, có sự thiếu sót trong các thông tin bằng ngôn ngữ của họ về các luật lệ ở biên giới, khiến họ phải tìm kiếm tin tức để giúp cho cộng đồng các thông tin cập nhật.

 

Kể từ năm 2009, cư dân Wodonga là bà Bhakti Mainali Dhamala là một thông dịch viên cho cộng đồng người Bhutan, trong đó một số người không biết đọc hay viết bất cứ ngôn ngữ nào cả.

 

Bà nói “Chúng tôi thử đưa các thông tin bằng tiếng Nepal, thế nhưng chúng tôi tìm thấy nó không hữu hiệu cho mọi người nói ngôn ngữ này, bởi vì họ không biết chữ ngay trong ngôn ngữ Nepal cuả họ”

 

Bà Dhamala hiện cung cấp thông tin quan trọng, kể từ khi đại dịch bắt đầu, mà bà cho biết đã gây hết sức căng thẳng cho các cộng đồng di dân.

 

Bà Dhamala  nói “Anh ngữ là ngôn ngữ thứ hai và đó là hệ thống hoàn toàn mớ,i so với đất nước mà họ đến đây".

"Đó không chỉ là một hay hai việc phải học, mà có rất nhiều chuyện để học hỏi và điều nầy rất quan trọng".

"Mọi người đều phấn khởi với thông tin bằng tiếng mẹ đẻ của họ và nếu thông tin gây cho họ hoang mang, thì họ cảm thấy bị thêm nhiều áp lực”.

 

Khi biên giới bị đóng lại hôm thứ ba mà việc nầy chỉ được thông báo 24 giờ trước đó, công việc của bà càng trở nên thêm nhiều áp lực.

 

Thế nhưng để giúp cho mọi người có thể theo dõi thông tin với những người có trình độ biết chữ thấp kém, dịch vụ của bà thường phải chậm trễ hơn 24 giờ đồng hồ.

 

Mỗi đêm bà thu thập tin tức, thu âm và đăng tải sau đó trong ngày hôm sau cho mọi người có thể nghe được.

 

Bà Bhakti Mainali Dhamala nói “Cộng đồng có nguồn gốc không phải là tiếng Anh, thường nhận được tin tức trễ từ 24 đến 36 tiếng đồng hồ bằng ngôn ngữ của họ, so với dân chúng Úc nói chung”.

 

Nhiều người bị ảnh hưởng do chuyện đóng cửa biên giới giữa New South Wales và Victoria, họ cũng báo cáo về những khó khăn khi xin giấy phép băng qua biên giới.

 

Trang mạng của Dịch vụ New South Wales đã tắc nghẽn ít lâu sau đó, sau khi bắt đầu dịch vụ vào ngày thứ ba do tình trạng được gọi là nhu cầu quá cao.

 

Bà nói rằng kế hoạch về giấy phép để qua lại biên giới, hiện khiến cho mọi người căng thẳng đặc biệt và hoang mang khi ngôn ngữ của họ không phải là Anh Ngữ.

 

“Chuyện này thực sự gây hoang mang cho mọi người như tôi nữa, làm thế nào để lấy được giấy phép, làm thế nào để làm thủ tục?

"Nếu tôi thiếu thông tin và vượt qua biên giới mà không hiểu biết, chúng tôi bị phạt đến 11,000 đô la và quả là một món tiền lớn".

 

Bà Bhakti Mainali Dhamala nói Mọi người thực sự lo âu chẳng biết phải làm gì và sẽ phải hỏi ai?”.

 

Bà cho biết việc thiếu thông tin bằng tiếng mẹ đẻ dẫn đến việc một số người nghĩ rằng, họ ở trong tình trạng hết sức nguy hiểm, bởi vì họ không thể vượt qua biên giới một cách tự do, trong giai đoạn đầu tiên bị phong tỏa do dịch bệnh coronavirus.

 

Bà nói “Mọi người nghĩ chúng tôi đang ở trong trạng thái như là sống sót".

"Tôi đi đâu đây, nói chuyện với ai, tôi có thể đi đến trung tâm thương mại để mua hàng không, tôi có thể nói chuyện với gia đình tôi không?”.

 

Trong khi đó, một thành viên cuả thị trấn Albury thuộc New South Wales là Justin Clancy cho rằng các tổ chức thiện nguyện cũng có thể giúp đỡ được nhiều chuyện.

 

Ông cho biết, các cư dân cũng có thể tìm sự giúp đỡ tại thư viện địa phương, để sử dụng internet hay máy in.

 

Ông Justin Clancy nói  “Trong ý nghĩa đó, chúng tôi có Văn phòng Tình Nguyện Albury là một tổ chức, chúng tôi cũng có các tổ chức khác, để chắc chắn họ có thể liên lạc và hỗ trợ các cộng đồng đa văn hóa”.

 

Trong khi đó, chính phủ New South Wales nói đến khả năng có thể đề ra các hạn chế gắt gao hơn cho các thị trấn dọc theo biên giới với Victoria.

 

Còn Thủ Hiến New South Wales Gladys Berejiklian nói rằng, chính phủ của bà sẽ hoãn lại việc nói trên trong lúc nầy, thế nhưng bà cho biết vẫn còn ở trong tình trạng báo động cao độ.