Chính phủ liên bang cho biết các dự án sẽ cho phép tiểu bang Nam Úc tái chế nhiều vật liệu có thể tái chế thành các sản phẩm mới. (ABC News: Simon Goodes)

 

 

 

 

 

Từ lâu, người ta đã nói rằng thùng rác của một người là tài sản của người khác, nhưng tiểu bang Nam Úc hiện đang tìm cách khai thác  nguyên tắc đó - bằng cách tăng cường năng lực của mình để xử lý nhiều rác thải hơn, kể cả từ các tiểu bang khác.

 

 

Chiến lược quản lý rác thải của Úc hiện đang có sự thay đổi lớn, khi quốc gia này chuyển sang việc cấm xuất cảng nhựa phế thải chưa qua xử lý, giấy và bìa cứng, thủy tinh và vỏ (lốp) xe.

 

 

Là một phần của chính sách cấm xuất cảng đó, tám dự án tái chế rác thải đã được công bố ở tiểu bang Nam Úc, thúc đẩy năng lực tái chế rác thải của tiểu bang cũng như của các tiểu bang khác.

 

 

Bộ trưởng Môi Sinh Tiểu Bang Nam Úc, David Speirs, cho biết."Chúng tôi có các trung tâm tái chế lớn đang được mở rộng hoặc xây dựng lại từ đầu",

 

"Đây không phải là việc lấy rác của người khác và đổ rác vào chỗ này - nó thực sự là để tạo ra những thứ tốt hơn từ rác."

 

 

Ông cho biết các dự án, trị giá 111 triệu đô-la được tài trợ chung từ chính phủ tiểu bang và liên bang, sẽ chuyển hơn 205,000 tấn tài nguyên rác thải trở thành những vật liệu đầu vào cho ngành sản xuất để làm ra các sản phẩm do Úc sản xuất.

 

 

Các dự án bao gồm một nhà máy tái chế giấy vụn và bìa cứng tại Edinburgh, ở phía bắc Adelaide, một cơ sở thu hồi vật liệu tại Seaford Heights, ở ngoại ô phía nam, và các cơ sở tại nhà máy thủy tinh ngay bên ngoài Gawler.

 

 

Nhà máy tái chế giấy vụn và bìa cứng sẽ xử lý 40,000 tấn giấy vụn và bìa cứng hỗn hợp mỗi năm, nhiều hơn một phần ba so với những gì Nam Úc hiện đang xuất cảng hàng năm để vứt bỏ một lượng rác giấy và bìa cứng tương tự ở nước ngoài.

 

 

Bộ trưởng Môi Sinh Liên bang, Sussan Ley, cho biết: “Vào giữa năm 2024, khi lệnh cấm xuất cảng rác thải hoàn toàn của Úc có hiệu lực, Úc sẽ cần tái chế 378,000 tấn giấy vụn và bìa hỗn hợp mỗi năm - tương đương với một khối lượng của 250,000 chiếc xe hơi.”

 

 

Thông báo được đưa ra vài tuần sau khi một vụ hỏa hoạn gây ra thiệt hại lớn cho một trong những cơ sở tái chế rác lớn của Nam Úc, buộc các hội đồng địa phương phải gửi rác thải qua các tiểu bang khác.

 

 

Ông Speirs cho biết ông "rất hoan nghênh" ý tưởng đưa vật liệu tái chế của các tiểu bang khác vào Nam Úc.

 

 

Ông nói "Đó không phải là một điều tồi, nếu nó được đưa đến đây để được xử lý lại, bởi vì điều này có nghĩa là công ăn việc làm sẽ được tạo ra ở đây,"

 

"Tây Úc, Lãnh thổ Bắc Úc, các vùng phía Tây Victoria - chúng tôi sẽ có thể lấy rác thải của họ và xử lý lại rồi sản xuất ra những sản phẩm mới."

 

 

 

Hội đồng để đạt được, Bộ trưởng nói.

Ông Speirs cho biết các dự án này là một phần của "khoản đầu tư kỷ lục" vào công việc quản lý rác thải và phục hồi tài nguyên, và sẽ giúp tiểu bang Nam Úc đạt được thành công về cả môi sinh và kinh tế.

 

 

Ông nói: “Những dự án này sẽ thay đổi việc quản lý rác thải ở tiểu bang Nam Úc và cải thiện khả năng xử lý nhựa, thủy tinh, giấy, bìa cứng và vỏ (lốp) xe của chúng tôi trong tiểu bang.”

 

 

Ông Speirs cho biết mặc dù sẽ có nhiều năng lực hơn để tái chế rác ở khu vực miền quê, nhưng vẫn đang có thách thức vận chuyển từ "các cộng đồng ở khu vực xa xôi".

 

 

Ông Speirs nói: “Chính quyền tiểu bang đã có một khoản trợ cấp giao thông vận tải cho khu vực miền quê trong vài năm qua, để giúp các hội đồng chở rác thải đến những nơi thích hợp.”

 

"Chúng tôi cũng muốn thấy việc tái chế và tái sử dụng tốt hơn trong các cộng đồng khu vực miền quê”.

 

"Nhưng việc thu hồi vật liệu tốt hơn và phân loại vật liệu ở vùng đô thị Adelaide có nghĩa là những sản phẩm này trở nên có giá trị hơn đối với các hội đồng, vì vậy xét từ khía cạnh tài chính, việc chở rác thải đó vào vùng đô thị Adelaide sẽ là việc làm đáng giá hơn."

 

 

Trợ lý Bộ trưởng Liên bang về Giảm thiểu Rác thải (Federal Assistant Minister for Waste Reduction), Trevor Evans, cho biết mục tiêu cuối cùng là phải có cơ sở hạ tầng tái chế mới hoạt động kịp thời khi lệnh cấm xuất cảng rác thải được thực thi hoàn toàn vào giữa năm 2024.

 

 

Ông nói: “Giấy tái chế sử dụng ít hơn 90 phần trăm lượng nước và 50 phần trăm năng lượng so với sản xuất giấy mới từ nguyên liệu thô.”

 

"Úc là quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm xuất cảng rác thải chưa qua xử lý để xử lý ở nước ngoài, và giờ đây chúng tôi dẫn đầu thế giới về việc chịu trách nhiệm về rác thải của chính mình."

 

 

Nghị sĩ đảng Lao động tiểu bang Nam Úc, Nat Cook, hoan nghênh thông báo trên và nói rằng đây là "một khởi đầu tốt để giải quyết một vấn đề mà chúng ta cần bảo đảm rằng chúng ta phải đưa nó vào danh sách những việc ưu tiên".

(Theo abc.net.au)