Người Úc có triệu chứng COVID-19 đang được khuyên nên xét nghiệm và ở nhà nếu có thể. Nguồn: AAP / James Gourley
Sau đây là những mẹo để lan toả niềm vui – thay vì virus – trong mùa Giáng sinh năm nay.
Quan chức y tế hàng đầu của Úc cảnh báo rằng có một làn sóng COVID-19 đang lan rộng trong cộng đồng trước Giáng sinh, và người dân được khuyên nên xét nghiệm và nghỉ ngơi tại nhà nếu cảm thấy không khỏe trong mùa lễ hội này.
Trưởng ban Y tế Paul Kelly xác nhận cả nước đang trải qua làn sóng Omicron thứ sáu, nhưng nó ít nghiêm trọng hơn những đợt trước, với ít ca nhập viện và cần chăm sóc đặc biệt hơn.
Vào tuần trước, ông nói với đài ABC rằng “Tôi có cảm giác rằng chúng ta có thể đã đạt đỉnh và số ca nhiễm sẽ bắt đầu giảm,”.
“Nhưng tất nhiên… chúng ta đang trong mùa lễ hội, có rất nhiều bữa tiệc, v.v., nên khả năng lây nhiễm chắc chắn có thể xảy ra.”
Cố vấn Y tế Quốc gia(Chief Medical Officer), Paul Kelly, xác nhận cả nước đang ở trong làn sóng Omicron thứ sáu. Nguồn: Getty / David Gray
Liệu số ca nhiễm có còn tăng vào tuần lễ Giáng sinh không?
Giáo sư Catherine Bennett, trưởng khoa dịch tễ học của Đại học Deakin nói với SBS News rằng “Nhìn chung, có một số dữ liệu đáng khích lệ cho thấy chúng ta có thể tránh được một đợt bùng phát COVID-19 trong mùa lễ hội.”
Dữ liệu mới nhất cho thấy có 118 người mắc COVID-19 nhập viện trong 7 ngày tính đến ngày 4/12, trong đó có 54 trường hợp nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU).
Bà Bennett nói “Rất may, xu hướng mà chúng tôi đã thấy kể từ khi Omicon xuất hiện là mỗi đợt bùng phát có ít ca nhiễm hơn, bệnh ít nghiêm trọng hơn và tỷ lệ tử vong vẫn tiếp tục thấp hơn, nhưng tỷ lệ này vẫn cao gấp đôi so với thời gian giữa các đợt bùng phát, vì vậy chúng ta cần phải nhận thức được khi nào nguy cơ lây nhiễm tăng lên.”
Chủng ngừa và xét nghiệm COVID-19
Lời khuyên của Bộ Y tế Úc vẫn giữ nguyên: để được bảo vệ tốt nhất trước bệnh nặng hoặc tử vong do COVID-19, bạn nên tiêm tất cả các liều vắc-xin được khuyến nghị phù hợp với lứa tuổi hoặc nhu cầu sức khỏe cá nhân của mình.
Theo Bộ Y tế, tổng cộng hơn 69,3 triệu liều vắc-xin đã được tiêm kể từ khi chương trình Chủng ngừa COVID-19 bắt đầu vào tháng 2/2021 và hơn 4,5 triệu liều vắc-xin tăng cường đã được tiêm cho những người từ 18 tuổi trở lên kể từ ngày 1/1/2023.
Loại vắc-xin XBB mới sẽ có mặt tại Úc từ ngày 11/12. Vẫn còn thời gian để tiêm liều tăng cường trước Giáng sinh.
Cục Quản lý Dược phẩm (TGA) khuyên người dân không nên sử dụng các bộ xét nghiệm kháng nguyên nhanh (RAT) đã hết hạn.
Hạn chế rủi ro nhiễm COVID-19 khi du lịch
Giáo sư Adrian Esterman, trưởng khoa thống kê sinh học và dịch tễ học của Đại học Nam Úc nói với SBS News “Sân bay là nơi có nhiều rủi ro và cách tốt nhất là đeo khẩu trang chất lượng cao nếu bạn ngồi hoặc đứng gần người khác,”
“Trên máy bay lại an toàn hơn. Tất cả các máy bay thương mại đều có bộ lọc HEPA, vì vậy bạn có thể an tâm hít thở không khí trên máy bay.”
Các chuyên gia y tế cho biết rằng các sân bay có nguy cơ lây nhiễm COVID-19 và bạn nên đeo khẩu trang chất lượng tốt. Nguồn: Getty / Long Visual Press/Universal Image
Giáo sư Esterman cũng chỉ ra nguy cơ tiềm ẩn của việc mắc các loại bệnh nhiễm trùng khác trên máy bay.
Ông Esterman nói “Bạn có nhiều khả năng mắc các bệnh về dạ dày trên máy bay. Ngăn đựng đồ sau ghế, điều khiển từ xa và dây an toàn là những nơi có nhiều vi trùng nhất. Vì vậy, hãy mang theo một gói khăn ướt có cồn và lau sạch những khu vực này ở chỗ ngồi của bạn,”
“Một số hành khách khác có thể cảm thấy kỳ quặc, nhưng điều đó còn đỡ hơn là bị nhiễm bệnh.”
Các buổi họp mặt an toàn với COVID
Lời nhắc của bà Bennett là: “Hãy ở nhà nếu không khỏe và họp mặt ngoài trời nếu có thể.”
Ông Esterman nói “Hãy cố gắng tổ chức các sự kiện xã hội ngoài trời, nơi gió sẽ phát tán virus và ánh sáng mặt trời sẽ tiêu diệt chúng,”
“Nếu bạn tổ chức các buổi họp mặt trong nhà, hãy mở một số cửa sổ và cửa ra vào để thông gió cho căn nhà. Các máy lọc không khí có bộ lọc HEPA hiện không quá đắt và có thể lọc các phần tử virus khá hiệu quả.”
Mặc dù nhiều loại nước rửa tay có cồn có thể tiêu diệt COVID-19, nhưng việc uống các thức uống có cồn (như rượu bia) lại không có tác dụng tương tự.
Ông Esterman nói “Có rất nhiều lầm tưởng xung quanh những thứ có thể bảo vệ bạn khỏi COVID, chẳng hạn như thêm hạt tiêu vào bữa ăn và uống rượu. Tất cả đều đã bị vạch trần.”
Các chuyên gia y tế cũng nhấn mạnh rằng rượu có thể gây hại cho hệ miễn dịch của bạn và không nên trộn rượu với thuốc vì nó có thể khiến chúng kém hiệu quả hơn hoặc gây ra các nguy cơ sức khỏe khác.
Việc nhiễm COVID-19 làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe lâu dài.
Ông Esterman nói “Đối với hầu hết mọi người, việc nhiễm COVID-19 không phải là mối lo ngại lớn. Ngay cả khi họ mắc phải COVID, rất có thể họ sẽ không bị bệnh nặng và vấn đề lớn nhất là khả năng phát triển hội chứng hậu COVID,”
“Tuy nhiên, đối với người già và những người mắc bệnh mãn tính, việc nhiễm COVID-19 có thể nghiêm trọng hơn.”
Mua sắm an toàn ngừa COVID
Càng gần đến Giáng sinh, các trung tâm mua sắm lại càng trở nên đông đúc hơn.
Giáo sư Kelly nói rằng mặc dù việc đeo khẩu trang không còn bắt buộc nữa, nhưng những người cảm thấy dễ bị tổn thương nên cân nhắc biện pháp này.
Ông nói “Đeo khẩu trang để bảo vệ những người lớn tuổi trong gia đình là một ý tưởng hay,”
“Nhưng nói về việc mọi người quay trở lại đeo khẩu trang vào lúc này, đó chắc chắn không phải là chính sách hiện tại của chúng tôi.”