Một con gấn Koala ở công viên Kosciuszko National Park. Ảnh: De Agostini Editorial

 

AUSTRALIA - Chương trình Giám sát Koala Quốc gia của Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Liên bang đưa ra một kế hoạch cấp quốc gia sử dụng máy bay không người lái và tia hồng ngoại để giúp bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Chương trình còn có sự tham gia của First Nations trong vai trò là đối tác và cũng kêu gọi sự hưởng ứng của cộng đồng nhằm giúp bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

 

Tại sâu trong khu vực hoang dã ở vùng phía bắc lưu vực sông Murray Darling thuộc Queensland, Eric Vanderduys đang vận hành một máy bay không người lái để theo dõi quần thể koala.

"Một trong những điều phải làm với chiếc máy bay không người lái này là phải có một chương trình để nó quay trở về nhà tại một thời điểm nhất định. Nó định vị trí bằng GPS, qua GPS tôi cũng biết được là nó đang ở đâu và nó cũng biết tôi đang ở đâu. Nó biết nó đang đi đâu và đang ở vị trí nào. Vì vậy, khi thấy bắt đầu hết pin thì nó sẽ tính toán xem nó còn bay được bao lâu để quay trở lại đây, dừng lại ở trên đầu đây và nó sẽ hạ cánh ở đâu đó gần đây."

 

Bội phận kiểm soát của máy bay không người lái cho phép nó hạ cánh xuống mục tiêu.

 

Khi ở trong không khí, nó sẽ chụp ảnh và lọc lại hình ảnh nhiệt thông qua một thiết bị theo dõi.

 

Công nghệ này do Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Liên bang CSIRO viết tắt từ The Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation, thực hiện cho Chương trình Giám sát Koala Quốc gia.

"Mục đích của Chương trình Giám sát Koala Quốc gia là sử dụng một chương trình giám sát kỹ thuật để theo dõi và ước tính số lượng koala hiện diện trong một khu vực và các xu hướng di chuyển của chúng trong phạm vi đó với một độ chính xác cao. Và mục đích ở đây là để hiểu koala ở khắp mọi nơi từ ngay trên phía bắc Queensland đến số koala ở Victoria và Nam Úc."

 

Nhà khoa học nghiên cứu cấp cao tại tổ chức khoa học quốc gia, Tiến sĩ Andrew Hoskins, là một trong những người đứng đầu dự án cho biết, mặc dù koala có những đặc điểm dễ nhận biết, nhưng chúng rất khó theo dõi.

"Do chúng ẩn náu và ngồi khá cao trên cây khó phát hiện và khó xác định, điều này khiến việc đếm chúng và hiểu những gì đang xảy ra với quần thể của chúng khá khó khăn."

 

Tiến sĩ Hoskins cho biết chương trình sẽ sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau để theo dõi koala.

 

Và không chỉ các nhà khoa học mới có thể tham gia.

"Chúng tôi thực sự nhận ra rằng mọi người đều có vai trò trong việc hiểu koala, nhất là tại mỗi cộng đồng địa phương. Đo đó mà một phần của các phương pháp mà chúng tôi thực hiện trong chương trình là đào tạo và cho phép nhiều nhóm cộng đồng khác nhau cùng giám sát và thu thập thông tin về koala một cách hiệu quả bất kể là cộng đồng đó ở đâu, kể cả những người thuộc các Quốc gia thứ nhất, tất cả đều được mời gọi để tham gia vào."

 

Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Liên bang CSIRO đang làm việc để phát triển các ứng dụng thu thập dữ liệu, cho phép mọi người ghi lại dữ liệu và lọc chúng vào ứng dụng.

 

Chính phủ liên bang đang đầu tư 10 triệu đô la vào chương trình trong vòng 4 năm tới.

 

Nó là một phần của Kế hoạch hành động về các loài bị đe dọa được công bố vào tháng tháng 10 năm nay bởi Tổng trưởng Môi trường và Nước, Tanya Plibersek.

"Chúng tôi biết được từ Báo cáo Tình trạng Môi trường, mà tôi đã công bố vài tháng trước, rằng tình trạng môi trường Úc đang tồi tệ và ngày càng trở nên tồi tệ. Chúng ta là thủ đô của thế giới về động vật có vú tuyệt chủng. Chúng tôi đã thấy khoảng 100 các loài đã biến mất trong thời gian kể từ khi thuộc địa và chúng ta hoàn toàn phải thay đổi tình trạng này. Nếu chúng ta tiếp tục làm những gì chúng ta đang làm, chúng ta sẽ tiếp tục nhận được kết quả tương tự.”

 

Các quần thể Koala trên khắp New South Wales, Lãnh thổ Thủ đô Úc và Queensland hiện được liệt kê là có nguy cơ tuyệt chủng theo Đạo luật Bảo vệ Môi trường và Bảo tồn Đa dạng Sinh học 1999.

 

Tiến sĩ Hoskins nói rằng họ muốn mọi người tham gia vào các nỗ lực bảo tồn.

"Koalas là một biểu tượng quốc gia của tất cả người dân Úc. Chúng tôi thực sự nhận ra rằng tất cả người dân Úc đều có thể và nên tham gia vào chương trình giám sát quốc gia để giúp bảo tồn và khôi số lượng koala. Do đó, một trong những điều cốt lõi của chương trình này là quan hệ đối tác. Vì vậy, chúng tôi thực sự muốn bảo đảm rằng mọi người đều có thể truy cập chương trình và cung cấp thông tin cho chương trình. Với sự hỗ trợ về khoa học từ Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Liên bang CSIRO, chúng tôi có thể tập hợp tất cả thông tin đó lại thành một nguồn để đưa ra những ước tính chính xác về quần thể koala. Chúng tôi thực sự đang sử dụng những phương tiện khoa học kỹ thuật để tiếp cận và làm việc với dữ liệu thu thập nhằm hỗ trợ công tác quản lý và khôi phục quần thể koala."